Bồ Tát Là Ai? Khái Niệm Và Sự Phân Cấp Bồ Tát

bồ tát là ai

Trong cuộc sống thường ngày khi chúng ta thường nói những người có tấm lòng từ bi, sẵn sàng hy sinh, giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn… là người có tấm lòng Bồ Tát. Vậy thì Bồ Tát là ai? Là người như thế nào mà chúng ta lại hay nhắc tới mỗi khi nói về lòng từ bi?

Khái Niệm Về Bồ Tát

Bồ Tát (菩薩) là viết tắt của Bồ Đề Tát Đoả (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva), cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang Hán-Việt, dịch ý là Giác hữu tình (zh. 覺有情), hoặc Đại sĩ (zh. 大士).

Theo danh từ Nam Phạn (tiếng Pali), Bodhisattva gồm có hai phần: “Bodhi” là Trí Tuệ hay Giác Tuệ. “Sattva” là chuyên chú, (hay) gia tăng thêm nhiều công năng để phụng sự cho một lý tưởng. Bên cạnh đó Bồ Đề nghĩa là Giác, Tát Đỏa là Hữu TìnhBồ Tát nghĩa là Giác Hữu Tình. Bồ Tát  Hữu Tình Có Giác Ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó. Ngài phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ Tát là vậy.

Yếu tố cơ bản của Bồ TátLòng Từ Bi đi song song với Trí Huệ. Bồ Tát cứu độ người khác và sẵn sàng thọ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phước đức của mình cho tất cả chúng sinh. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ Đềgiữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng giác và Diệu giác.

Có hằng hà sa số chư vị Bồ Tát nhưng thường được nhắc đến là Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ TátVăn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Có hằng hà sa số chư Phật và Bồ Tát

“Bồ Tát là bậc giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó. Đã phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ Tát. “

Bồ Tát trong Phật giáo và trong dân gian giống nhau?

Bồ Tát hiểu theo đúng nghĩa Phật giáo, rất khác với quan niệm Bồ Tát trong dân gian. Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp chúng sinh. Bồ Tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng bằng tượng gỗ, bằng đất được thờ cúng ở khắp đền miếu.

Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ Tát. Muốn tu hạnh Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn đại thệ nguyện:

  • “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”
  • “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”
  • “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”
  • “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”

4 đại thệ nguyện này có nghĩa là:

  • “Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh;
  • Phát lời nguyện đoạn trừ vô số lượng phiền não; 
  • Phát lời nguyện học tập vô số lượng pháp môn; 
  • Phát lời nguyện thành tựu Phật đạo vô thượng”.

Trong các kinh điển Phật giáo, khái niệm Bồ Tát đã được tìm thấy khi nói về các tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khái niệm này được phát triển thêm: khi nói đến Bồ Tát, người ta nghĩ đó là tiền thân của các vị Phật tương lai.

Mọi chúng sinh từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ Tát phàm phu và Bồ Tát hiền thánh.

Các Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật là các vị Bồ tát hiền thánh. Là người đã thực hành các hạnh Ba-la-mật ở mức độ rất cao nhưng vì tâm Đại Bi cứu độ chúng sinh và hạnh nguyện không nhập Niết Bàn để độ hết thảy chúng sinh. Các vị hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui) trên con đường thành Phật, có khả năng tự chủ trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh.

Sự Phân Cấp Về Tu Hạnh Bồ Tát

Quá trình tu hạnh Bồ Tát chia làm 52 quả vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị Bồ tát hiền thánh, tức là từ Sơ địa đến Thập địa (quả vị 1 đến 10), lại thêm hai vị nữa là Đẳng giác và Diệu giác. Ở quả vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành PhậtBồ Tát đạt tới vị Diệu giác thì trở thành Phật. Các vị Bồ tát mà mọi người rất quen thuộc như Quán Thế Âm (觀世音), Đại Thế Chí (大勢至), Văn Thù Sư Lợi (文殊師利), Phổ Hiền (普賢), Địa Tạng Vương(地藏) v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ Tát.

Bồ tát là những vị tu hành đã giác ngộ và không còn bị luật sinh tử luân hồi chi phối. Các Ngài có thể tái sinh ở những thế giới như thế giới Ta bà để cứu độ chúng sinh và tiếp tục tu các hạnh thuộc Bồ tát đạo

52 Quả Vị Bồ Tát

Các vị Bồ Tát52 quả vị : từ Thập Tín là các Bồ Tát ngoại phàm, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng đắc Tu Đà Hoàn (nhập lưu) là các Bồ tát nội phàm. Còn Thập Địa (Phật địa) là Bồ tát thánh vị. Quả vị thứ 51 là Diệu giác và quả vị thứ 52 là Đẳng giác.

THẬP TÍN

Thập Tín có nghĩa là 10 tâm tin tưởng gồm có:

  1. Tín tâm: tâm tin tưởng là mình sẽ thành Phật.
  2. Niệm tâm: tâm niệm gồm 6 niệm là: Phật, pháp, tăng, giới, thí, thiên. Tức là thường niệm Lục Độ Vạn Hạnh của chư Phật không cho xao lãng.
  3. Tinh tiến tâm: tâm luôn nghe Bồ tát tạng, không gián đoạn.
  4. Định tâm: tâm buộc vào một chỗ, không bị tà kiến lung lay.
  5. Huệ tâm: tâm phát huệ, biết các pháp không có tự tánh.
  6. Giới tâm: tâm thanh tịnh các nghiệp: thân, khẩu, ý.
  7. Hồi hướng tâm: tâm hồi hướng về chúng sinh những gì mình có, kể cả thân.
  8. Hộ pháp tâm: hộ pháp cho mình cũng như cho người.
  9. Xả tâm: tâm xả bỏ tiền tài cũng như thân.
  10. Nguyện tâm: nguyện chúng sinh đều có tịnh nghiệp.

THẬP TRỤ

Thập Trụ là: nơi trú ẩn của tâm.

  1. Sơ phát tâm trú: tâm trú ở tánh không, không phạm ngũ nghịch, tám đảo và thập ác.
  2. Trì địa trú: du hành thập phương không chướng ngại gì.
  3. Sinh quý trú: trong thân trung ấm tự chọn cha mẹ.
  4. Phương tiện cụ túc trú: nhiều phương tiện lợi mình, lợi người.
  5. Chính tâm trú: thành tựu Bát nhã trí.
  6. Tu hành trú: Nhờ trải qua các địa vị trước mà sự hiểu biết minh bạch rõ ràng, tu hành tinh tiến.
  7. Bất thối trú: trú ở nơi vô sinh.
  8. Đồng chân trú: trú ở nơi đầu, cuối không thay đổi.
  9. Pháp vương tử trú: trú ở thánh thai.
  10. Quán đỉnh trú: làm nhiều Phật sự khiến Phật lấy nước quán đỉnh.

Có 3 tướng :

  1. Độ chúng sinh; thành tựu 10 chủng trí.
  2. Đắc cảnh giới cao đến cảnh giới pháp vương tử cũng không biết.
  3. Biết tất cả các pháp.

THẬP HẠNH

Thập Hạnh là có 10 đức tính.

  1. Hạnh hoan hỷ : tùy thuận 10 phương.
  2. Nhiêu ích hạnh : có ích cho chúng sinh.
  3. Hạnh vô sân hận : tu nhẫn nhục, đối oán có thể nhẫn.
  4. Vô tận hạnh : độ khắp chúng sinh.
  5. Lìa sinh loạn hạnh : giữ chính niệm, không tán loạn.
  6. Thiện hiện hạnh : các nghiệp thân, khẩu, ý đều tịnh.
  7. Vô chấp hạnh : thấy các pháp không có áp lực gì.
  8. Tôn trọng hạnh : tôn trọng những người có thiện căn.
  9. Thiện pháp hạnh : được bốn vô ngại trí.
  10. Chân thật hạnh : thành tựu đệ nhất nghĩa đế.

THẬP HỒI HƯỚNG

Thập Hồi hướng là 10 hồi hướng về tất cả chúng sinh.

  1. Cứu hộ hồi hướng : cứu hộ tất cả chúng sinh, thân cũng như oán. Thực hành bốn nhiếp (bố thí nhiếp, ngôn ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, đồng dự nhiếp), lục độ.
  2. Bất hoại hồi hướng : tin Tam bảo bất hoại.
  3. Làm Phật sự trong 3 đời, chẳng lìa Bồ đề.
  4. Hồi hướng khắp nơi : hồi hướng thiện căn đến mọi nơi.
  5. Vô tận công đức tạng hồi hướng : hồi hướng về tất cả thiện căn nên được công đức vô tận.
  6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng : hồi hướng về tất cả thiện căn.
  7. Tùy thuận đẳng quán hồi hướng : tăng trưởng thiện căn.
  8. Như tướng hồi hướng : hồi hướng những thiện căn mà tướng đã thành tựu.
  9. Vô phược vô trước hồi hướng : không bị trói buộc vào đâu, không chấp vào cái gì cả.
  10. Pháp giới vô lượng hồi hướng : tu tập tất cả các pháp thiện.

THẬP ĐỊA

Nếu nói về bản thể, những gì quả vị Thập Địa chứng được thì không có gì là sai biệt cả, nhưng nói về tầng thứ thì có khác nhau. Do các Ba La Mật khác nhau nên ta phân làm 10 địa vị do đắc các Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã, phương tiện, nguyện, lực, trí.

Phải có 3 điều kiện sau mới bước vào địa vị của Bồ tát Thập Địa :

  1. Tâm đại bi.
  2. Tâm Bồ đề.
  3. Trí tuệ bất nhị.

1/ Bồ Tát Hoan Hỷ địa.

Vì chứng các pháp chưa từng đắc nên tâm sinh ra hoan hỷ, lúc đó tâm Bồ đề chuyển thành tâm Bồ đề thắng nghĩa, chặt đứt : nghi kết, thân kiến kết, giới cấm thủ kiến kết; không còn sợ sống, sợ chết, sợ rơi vào 3 đường ác, tâm ác, sợ đại chúng ác. Đã viên mãn bố thí Ba La Mật, không còn sinh vào các đường ác nữa. Theo Duy thức thì Nhị thừa chỉ chứng nhân không, không chứng pháp không, còn Bồ tát thì chứng cả 2 và trí tuệ , huệ vượt qua nhị thừa. Còn Trung quán cho rằng Bồ tát từ bậc thứ 7, trí tuệ mới hơn nhị thừa. 

2/ Bồ Tát Ly Cấu địa.

Nằm mộng cũng không phạm giới. Đã viên mãn trì giới Ba La Mật. Bồ tát trong giới này tích cực tu thiện nghiệp đạo. Chúng ta đã biết nghiệp do thân, khẩu, ý tạo ra mà ý nghiệp là chính. Thiện nghiệp đạo chỉ ý nghiệp.

3/ Bồ Tát Phát Quang địa.

Trí tuệ Bồ tát phát ra ánh sáng đỏ, vì Bồ tát tu tuệ, định lực thâm hậu nên được văn trì Đà la ni phát khởi : văn, tư, tu. Trừ được tham, si. Các Bồ tát đắc thần thông trong đó có : Lậu tận thông của riêng Phật giáo. Các Bồ tát này đã viên mãn nhẫn nhục Ba La Mật.

4/ Bồ Tát Diễm Huệ địa.

Ngọn lửa đốt sạch phiền não : trừ được ngã chấp và pháp chấp. Các Bồ tát này đã viên mãn tinh tiến Ba La Mật.

5/ Bồ Tát Nan Thắng địa.

Các Bồ tát dưới ngũ địa đối với Thiên ma, Ấm ma, Tử ma, Phiền não ma khó mà thắng được nếu không nhờ Phật lực, nhưng các Bồ tát ở Ngũ địa giới thì ma nào cũng thắng được, vì đã viên mãn tĩnh lự Ba La Mật, thông đạt Tứ diệu đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 

Trong đó Diệt đế là Thắng nghĩa đế.

6/ Bồ Tát Hiện Tiền địa.

Các Bồ Tát này viên mãn Bát nhã Ba La Mật vào được Diệt tâm định. Định này nếu không có tâm từ bi và đại trí tuệ thì không vào được. Tiểu thừa cho rằng vào định này là trừ được 6 thức đầu, Đại thừa cho rằng trừ được 7 thức, Duy thức thì cho rằng là Vô vi, Hữu bộ cho rằng Diệt tâm Định có thực thể, còn Kinh bộ lại cho là không.

7/ Bồ Tát Viễn Hành địa.

Các Bồ tát ở địa này đã cách xa phàm phu lắm rồi. Các bồ tát đã đắc phương tiện Ba La Mật, có thể trong một sát na vào Diệt tận định, một sát na khác lại ra khỏi Diệt tận định. Mục đích là giáo hóa chúng sinh. 

8/ Bồ Tát Bất Động địa.

Các Bồ Tát ở địa này không còn phiền não nữa. Hoàn cảnh bên ngoài không gì có thể làm động tâm. Phiền não phân làm Phiền não chướng và Sở chi chướng, Tiểu thừa diệt được Phiền não chướng, còn Đại thừa diệt được cả hai. Trung quán thì cho rằng từ Sơ địa đến Bát địa diệt được Phiền não chướng, nhưng từ Bát địa trở lên chỉ trừ được tập khí của của phiền não thôi. Bát địa cũng có tính bất thối, nhưng ở Sơ địa các Bồ tát chỉ thấy tánh của Pháp, còn ở Bát địa thì các niệm tan vào bể khổ. Các Bồ tát đắc nguyện Ba La Mật.

9/ Bồ Tát Thiện Huệ địa.

Các Bồ tát viên mãn lực Ba La Mật. Lực có hai dạng Lý giải và Thực tế, hợp cả 2 lại thì ta có Giải hạnh tương ứng. Giải được bốn Vô ngại : pháp, nghĩa, từ, biện.

  1. Pháp: biết được nhân và quả của pháp.
  2. Nghĩa: biết tất cả nghĩa của pháp.
  3. Từ: đủ chữ nghĩa để giảng Đạo.
  4. Biện: biện luận mà người nghe không chán.

10/ Bồ Tát Pháp Vân địa.

Các Bồ tát viên mãn trí Ba La Mật. Chư Phật đều quán đỉnh và dự chúc sẽ vào Phật vị, vì vậy còn gọi là Địa này là Quán đỉnh vị.

DIỆU GIÁC

Diệu giác: giai đoạn cuối của tu hạnh Bồ Tát.

ĐẲNG GIÁC

Đẳng giác: đắc đệ nhất nghĩa đế.

Bồ Tát với Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả), phát nguyện đi vào cuộc đời để độ chúng sanh. Dù gian lao khổ nhọc chẳng quản, miễn sao độ được chúng sinh. Điều này, mỗi hành giả tu Phật đều làm được. Tất cả chúng ta đều có thể trở thành Bồ Tát vào đời độ sanh. Theo đó, ta có thể dùng nhiều phương tiện đi vào cuộc sống, vừa tu tập và giúp bao chúng hữu tình quay về bờ giác. Vì chúng sanh khổ nên Bồ Tát tình nguyện dấn thân hóa độ, tận tụy, hy sinh lợi ích cá nhân để đem lại lợi ích tha nhân.

Thiện Hoá tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 12 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Chủ nhật
Ngày Canh Thân
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 11

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Bài viết gần đây

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻