quán thế âm bồ tát

LƯỢC SỬ ĐỨC BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Quán Thế Âm Bồ Tát tiếng Phạn viết là : अवलोकितेश्वर (Avalokiteśvara Bodhisattva) có nghĩa là: Đấng Quán Chiếu Âm Thanh Của Thế Gian. Là một vị Bồ Tát hiện thân cho lòng đại từ đại bi của tất cả các chư Phật

Trong vô lượng kiếp về quá khứ, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đã thành Phật. Hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ Tát để độ chúng sinh.

Kinh Quán Âm Tam Muội, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nói Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị cổ Phật vậy.

Kinh Đại Bi Liên Hoa ( Kinh Bi Hoa) chép trong thời quá khứ Bồ Tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng Bồ Tát khác và là thái tử con trưởng của vua Vô Tránh Niệm. Ngài là Thái Tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của chuyển luân thánh vương Vô Tránh Niệm – người sau này trở thành Đức Phật A Di ĐàĐồng thờiđức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rằng: Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn. Khi đó Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh, Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. 

Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát Quán Thế Âm được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát. Ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu: nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ Tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thinh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.

 

Diệu Tướng Thường Thấy Của Ngài

Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngài thường được miêu tả dưới nhiều dạng thân kể cả nam lẫn nữ.

Namo Avalokiteshvara Bodhisattva (Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát) là câu niệm hồng danh của Ngài.

Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện hình tướng nam
Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện hình tướng nam
Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện hình tướng nữ
Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện hình tướng nữ

32 Ứng hoá hiện thân theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Quán Thế Âm Bồ Tát32 ứng hóa hiện thân theo kinh DIệu Pháp Liên Hoa là:

  1. thân Phật
  2. Duyên Giác (Bích Chi)
  3. Thanh Văn
  4. Phạm Vương
  5. Đế Thích
  6. Đại Tự Tại Thiên
  7. Đại Tự Tại
  8. Thiên Đại tướng Quân
  9. Tỳ Sa Môn
  10. Tiểu Vương
  11. Trưởng giả
  12. Cư sĩ
  13. Tể quan
  14. Bà-la–môn
  15. Tỳ Kheo
  16. Tỳ Kheo Ni
  17. Ưu-bà-tắc
  18. Ưu-bà-di
  19. Phụ nữ
  20. Đồng nam
  21. Đồng nữ
  22. Thiên
  23. Long
  24. Dạ xoa
  25. Càn-thát-bà
  26. Ca-lâu-la
  27. A-tu-la
  28. Khẩn-na-la
  29. Ma-hầu-la-già
  30. Nhân
  31. Phi nhân
  32. Thần chấp Kim Cang.
32 Ứng Thân Của Quán Thế Âm Bồ Tát
32 Ứng Thân Của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

33 Ứng hiện hoá thân khác của Bồ Tát Quán Thế Âm

Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Thế Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 32 ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành. Đó là các ứng hoá thân:

  1. Dương Liễu Quán Âm
  2. Long Đầu Quán Âm
  3. Trì Kinh Quán Âm
  4. Viên Quang Quán Âm
  5. Du Hý Quán Âm
  6. Bạch Y Quán Âm
  7. Liên Ngọa Quán Âm
  8. Lang Kiến Quán Âm
  9. Thí Dược Quán Âm
  10. Ngư Lam Quán Âm
  11. Đức Vương Quán Âm
  12. Thủy Nguyệt Quán Âm
  13. Nhất Diệp Quán Âm
  14. Thanh Cảnh Quán Âm
  15. Uy Đức Quán Âm
  16. Diên Mạng Quán Âm
  17. Chúng Bảo Quán Âm
  18. Nham Hộ Quán Âm
  19. Năng Tĩnh Quán Âm
  20. A Nậu Quán Âm
  21. Vô Úy Quán Âm
  22. Diệp Y Quán Âm
  23. Lưu Ly Quán Âm
  24. Đa La Quán Âm
  25. Cáp Lỵ Quán Âm
  26. Lục Thời Quán Âm
  27. Phổ Bi Quán Âm
  28. Mã Lang Phụ Quán Âm
  29. Hiệp Chưởng Quán Âm
  30. Nhất Như Quán Âm
  31. Bất Nhị Quán Âm
  32. Trì Liên Quán Âm
  33. Sái Thủy Quán Âm

33 ứng hiện hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

Xem chi tiết 33 ứng hoá hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tại đây

Biểu Tượng Và Hình Ảnh

Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong hai vị vị bồ tát trợ duyên đắc lực của Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Quán Thế Âm Bồ Tát thường có vị trí ở bên trái Đức Phật A Di Đà. Ngài thể hiện cho lòng Từ Bi (pi. karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi (mahākāruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí Huệ (Bát-nhã, prajñā), là Phật tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, Ngài thường có vị trí ở bên phải của Phật A Di Đà.

Với lòng từ bi vô lượng, Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện sự vi diệu và thần thông miễn bàn của Ngài để cứu giúp mọi loài, mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và thường được những người phụ nữ không có con cầu tự.

Trong các loại tranh, tượng về Bồ Tát Quán Thế Âm, ta thường thấy có 33 ứng thân. Khác nhau về số lượng đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thường thấy hình ảnh Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng Phật A Di Đà, xem như đặc điểm chính.

 

Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A Di Đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.

 

Bồ Tát Quán Thế Âm tay cầm nhành dương liễu và bình Cam Lộ (amṛta).

 

Có khi thấy Bồ Tát trên tay cầm hoa sen, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (padmapāṇi)

12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát đã phát ra 12 Đại Nguyện. Mỗi nguyện đều chứa vô lượng công đức tỏa hào quang sáng chói khắp 10 phương thế giới. Trong văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát được thờ cúng, kính ngưỡng nhiều nhất, cũng như được sự thành kính, sùng bái nhất của Phật tử và người dân.

 

 

Mười Hai Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát:

  • Nguyện thứ nhất: Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quán Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện.
  • Nguyện thứ hai: Quyết một lòng không sợ khó, Quán Âm Như Lai thường vào Biển phía Đông (tức Nam Hải) nguyện.
  • Nguyện thứ ba: Ở Ta bà, vào Địa phủ, Quán Âm Như Lai cứu với chúng sanh nguyện.
  • Nguyện thứ tư: Diệt tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện.
  • Nguyện thứ năm: Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quán Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện.
  • Nguyện thứ sáu: Đại Từ bi, Đại Hỷ xả, Quán Âm Như Lai oán thân bình đẳng nguyện.
  • Nguyện thứ bảy: Suốt ngày đêm luôn quán sát, Quán Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện.
  • Nguyện thứ tám: Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện.
  • Nguyện thứ chín: Tạo pháp thuyền vào biển khổ, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.
  • Nguyện thứ mười: Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện.
  • Nguyện thứ mười một: Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện.
  • Nguyện thứ mười hai: Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quán Âm Như Lai tròn đủ mười hai nguyện.

Chân Ngôn Thần Chú Của Bồ Tát Quán Thế Âm

Chân ngôn Oṃ Maṇi Padme Hūṃ được viết bằng chữ Siddham

  • Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूं, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn“.

  • Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā Dhāranī, महा करुणा धारनी), là thần chú căn bản minh họa công đức chứng quả của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát do chính ngài thuyết.

Vì sao Chú Đại Bi lại phổ biến rất rộng rãi và việc trì tụng Chú Đại Bi có công dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày cũng như trên bước đường tu tập của người Phật tử. Hoan hỉ mời tất cả quý vị xem chi tiết tại bài viết này.

Nguồn: Thiện Hoá tổng hợp

Sự Tích Bồ Tát Quán Thế Âm

Truyền thuyết Bồ Tát Quán Thế Âm

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 7
Ngày Tân Dậu
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
19
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻