VÌ SAO CHÚNG TA NÊN CÚNG THÍ THỰC?

Về câu hỏi này, đầu tiên chúng ta cần hiểu về sự Luân Hồi trong Lục Đạo.

Xem bài viết về Lục Đạo Luân Hồi tại đây. 

Khi rời bỏ thân xác. Linh hồn theo nghiệp đã gieo mà chịu luân hồi trong 6 nẻo. Nhưng trong thời gian chờ đến ngày – đến lúc luân hồi. Thì vong linh đó, vẫn tồn tại song song bên cạnh chúng ta. Và thời gian chờ đến lúc đi luân hồi của mỗi vong linh cũng khác nhau và khác thời gian của người trần gian.

(Xem bài viết Khoa Học Chứng Minh 1 Ngày Trên Trời Bằng Ngàn Năm Mặt Đất tại đây

Họ (vong linh) tồn tại song song và bên cạnh chúng ta thường ngày như vậy. Nhưng không vì thế mà chúng ta sợ vong linh, ma, quỷ – cô hồn. Bởi “Nhất thiết duy TÂM tạo” tức là mọi việc tốt hay xấu đều do TÂM ta mà ra.

Chúng ta thay vì sợ. Hãy thương họ. Bởi vì sao phải thương họ. Bởi vì họ không còn thể xác mà thọ dụng được tất cả những thức ăn. Nên họ hướng tới những món đồ ăn đó với tâm đầy khao khát. Họ luôn tự cảm thấy mình đói khát. Vong linh có gia đình ngày đêm cúng thức ăn, nhang khói thì còn đỡ cô quạnh. Còn những vong linh không có ai thờ cúng, không có người thân ngày ngày nhang khói thì sao? Đó là những vong linh còn lẩn khuất nơi cõi trần. Còn những vong linh nơi cõi Địa Ngục thì sao? Họ còn đau khổ và thèm khát sự cúng dường của chúng ta đến nhường nào? Và hãy thử tưởng tượng chúng ta là những kẻ đói khát thì ngày đêm chỉ muốn ăn, muốn uống, không thể nghĩ đến việc gì khác huống chi là luân thường đạo lý cuộc đời.

Những vong linh đói khát hay ngạ quỷ luôn hướng về thức ăn một cách đầy khao khát

Chính vì vậy chúng ta mới Cúng Thí Thực (Cúng Bố Thí Thức Ăn Cho Vong Linh). Và Cúng Thí Thực, không nhất thiết phải cúng vào rằm tháng 7 âm lịch, mà chúng ta có thể cúng thí thực bất cứ thời gian nào. Bởi vì Cúng Thí ThựcBố Thí. Mà đã là Bố Thí, thì đâu có cần chờ đợi ngày lành tháng tốt. Có phải không quý vị?

Còn vì sao ngày rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) chúng ta lại thấy có Cúng Thí Thực? Bởi vì Lễ Vu Lan là ngày Báo Hiếu, là ngày tu tập, là ngày hành thiện tích đức hồi hướng về cho ông bà tổ tiên. Và ngày rằm hàng tháng cũng là ngày thanh tịnh. (xem thêm về ngày rằm tại đây) nên chúng ta Cúng Thí Thực. Vừa bố thí thức ăn cho vong linh đặng giúp đỡ họ bớt khổ. Vừa là tu tập công đức, phát tâm từ bi đến tất cả mọi chúng sinh dù cho họ là vong linh đi chăng nữa.

vu lan báo hiếu

Cúng Thí Thực nguyên do chính Ngài A Nan khởi giáo bạch Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết chú Biến Thực (trong kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu). Sau Đức Phật bảo Đức Quán Âm Bồ Tát thị hiện hình tướng Tiêu Diện quỷ (nhân gian hay gọi ông Tiêu), để thống lãnh và phát chẩn cho cô hồn. Về sau các vị Thánh Tăng đã lập thành các khoa, nghi quỹ để chẩn tế cô hồn vào các ngày rằm, các lễ cầu siêu …,

Từ “chẩn tế” có nghĩa là đem thức ăn, vật thực ra cứu tế hay giúp đỡ cho cô hồn. Từ “phát chẩn” cũng có ý nghĩa như vậy. Nhưng dành cho bậc cao hơn so với từ chẩn tế. Ví dụ hàng Bồ Tát vì lòng từ bi mà phát chẩn cho cô hồn, tức là chư vị Bồ Tát là bậc thánh, bậc giác ngộ, là bậc cao hơn so với cô hồn dạ quỷ. Từ “cô hồn” được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Theo Tự điển Hán Việt thì cô hồn có nghĩa là hồn ma cô độc. Theo kinh Phật thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Quỷ Diệm Khẩu thì cô hồn tức là loài quỷ đói.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CÚNG THÍ THỰC

Lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc Phật giáo nhưng nếu không hiểu rõ ý nghĩa tích cực và phương pháp lễ cúng này mà áp dụng lễ cúng theo kiểu Tế Đàn cực đoan, rườm rà thì lại trở thành mê tín, chắc chắn không có phước báo tốt đẹp.

Như đã nói bên trên, những vong linh không có người thân thực hiện việc thờ cúng, họ rất khao khát được ăn uống những vật thực như khi còn sống. Chính vì vậy, nghi thức cúng thí thực sẽ giúp họ nhận được phẩm vật mà con người hiến cúng.

Một lễ cúng đầy đủ ý nghĩa cần có người hiểu và dùng pháp ngữ khai thị hương linh nhận thức về đạo lý để họ xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát tự tại. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ ràng tinh thần của người hiến cúng, và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực một cách có trí tuệ.

Người hiến cúng thí thực bằng pháp bất thiện sẽ mắc nghiệp xấu, điều này được ghi lại trong kinh Tăng Chi qua Phẩm Tế Đàn, khi Đức Phật đã trả lời cho Uggatasarira – tu sĩ theo đạo Bà-la-môn giáo.

Bởi vị tu sĩ Bà-la-môn này có ý định đốt lửa, dựng trụ tế đàn, giết hàng trăm con bò, con cừu, con heo làm thực phẩm hiến cúng để cầu mong được quả phước lớn. Đức Phật đã thẳng thắn phê phán, cho đó là hành động bất thiện bằng việc giết hại cho đến tế lễ đó, không có một mảy mún chi lợi ích cho người chết cả, chỉ có kết tội duyên của người đó làm cho càng thêm sâu nặng hơn thôi.

Người hiến cúng bằng thiện pháp sẽ đưa đến phước lành, dùng phẩm hạnh thanh tịnh cúng tế. Pháp hiến cúng này thể hiện được phẩm hạnh từ bi giúp các sinh linh thoát khỏi cảnh giới đói khổ.

Nghi thức cúng thí thực có ý nghĩa này rất quan trọng là pháp tu hạnh bố thí, chúng ta nhận rõ rằng việc bố thí cho người cõi dương thì dễ dàng hơn vì ta đem cái thật cho người thật, nhưng cúng thí cho người cõi âm là đem cái vật hữu hình thí cho chúng sanh của thế giới vô hình là việc không hề dễ dàng.

Việc cúng thí thực cần phải phát từ tâm yêu thương muôn loài chúng sinh thì mới đúng ý nghĩa

Việc cúng thí thực không đúng pháp sẽ chẳng mang lại lợi ích gì bởi trong một lễ cúng dưới hình thức nào, ngoài vật phẩm cúng thí, điều quan trọng mà ta thấy ở Phật giáo là sự khai thị hương linh trong lễ cúng để vong linh được nghe giáo lý đức Phật dạy mà cởi bỏ bám víu, dính mắc tham sân, vọng tưởng để được thoát cảnh giới đọa lạc.

Có như vậy, mới gọi là “âm siêu dương thới”, và ngược lại nếu không có trí tuệ chánh Pháp soi sáng thì hiệu quả đem lại sẽ chẳng như mong muốn là điều chắc chắn.

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM NGHI THỨC CÚNG THÍ THỰC

Khi làm nghi thức Cúng Thí Thực chúng ta sẽ cúng ở 2 bàn.

Một bàn dành cho Chư Thiên và các Chư Thần có oai lực, bàn này, chúng ta nên để ngay bên dưới bàn thờ Ngôi Tam Bảo. Chỉ cần cúng hương (nhang), đen, hoa, trái cây và nước sạch.

Còn một bàn dành cho các vong linh, quỷ đói, nên ở trên bàn này cần có cơm trắng, cháo, bánh, trái, gạo, muối. Với bàn này, chúng ta nên để ngay trước cửa nhà, để vong linh trong nhà và ngoài ngõ đều được hưởng việc cúng. Khi cúng thí chúng ta không nên sát sinh, nên cúng đồ chay để tăng thêm phước đức cho chúng sinh. Chú ý người cúng hướng mặt ra đường. Rồi y theo nghi thức mà cúng thí. (Xem đính kèm Kinh Cúng Thí Thực phía cuối bài viết)

Người thực hiện nghi thức cúng thí thực cần phải có thành tâm, tâm phải hoan hỷ, trong suy nghĩ phải nghĩ tưởng về thực phẩm và thức uống đang cúng, thì việc cúng thí mới thành tựu và cô hôn mới được tiếp nhận no đủ và mãn nguyện.

KINH CÚNG THÍ THỰC

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
20
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Giáp Dần
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
12
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻