ngày rằm là ngày gì

❓❓ Hỏi: Vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng, tôi thường thấy Phật tử dùng chay, phóng sinh và cúng cỗ gia tiên? Vậy ngày rằm là ngày gì? Vì sao ngày rằm lại ăn chay và phóng sinh hay cúng gia tiên?

✍🏻 ✍🏻 Đáp: để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu ngày mồng 1 và 15 hàng tháng (ngày rằm) là ngày gì và có ý nghĩa gì đối với người Phật Tử

nguồn gốc của ngày rằm

Theo truyền thống Nho GiáoLão Giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày “ Thiên Địa khai thông”. Là ngày mà tất cả chướng ngại giữa Ba Cõi Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân không còn. Nên Trời Đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỷ ma ám chướng sẽ không quấy hại ai. 

Còn đối với Phật Giáo, hai ngày Sóc và ngày Vọng là ngày “Trường Tịnh”. Là hai ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không. Còn với các Phật Tử thì làm lễ Sám Hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó phần lớn Phật Tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào 2 ngày này. Cũng như phát tâm phóng sinh để nuôi dưỡng Từ Bi Tâm.

Phong tục cúng Rằm (còn gọi là cúng Vọng) và ngày Mồng Một (còn gọi là cúng Sóc) là do ảnh hưởng của 3 nguồn tôn giáo là Nho – Lão – Phật dung hợp mà ra.

ăn chay vào ngày rằm và mồng một hàng tháng

 

Vì sao hai ngày này lại được xem là ngày thanh tịnh trong đạo phật

Nếu chúng ta tìm hiểu kĩ trong tiểu sử của Đức Phật Thích Ca – Đấng Bổn Sư Vô Thượng của tất cả chúng sinh thì chúng ta sẽ thấy ngày Rằm là ngày quan trọng đối với Ngài.

Ngài đản sinh vào ngày Rằm tháng Tư – là ngày trọng đại nhất. Ngài trải qua 4 lần đi du lãm cảnh ở ngoại thành đến vườn Thượng Uyển, mỗi lần cách nhau 3 tháng ( 4 lần đi du lãm này đã khiến Ngài gặp cảnh động tâm mà xuất gia) Và thật đặc biệt, 4 ngày này đều là ngày Rằm.

  • Lần 1 vào ngày Rằm tháng 6 thì thấy người già.
  • Lần 2 vào ngày Rằm tháng 10 thì thấy người bệnh.
  • Lần 3 vào ngày Rằm tháng 2 thì thấy người chết.
  • Lần 4 vào ngày Rằm tháng 6 thì nhìn thấy một bậc xuất gia.
4 Lần Xuất Thành Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chính vì vậy mà ngày rằm được xem là ngày “Trường Tịnh“, là hai ngày thanh tịnh trong Phật Giáo.

Theo lịch trình nghi lễ Phật Giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có 5 ngày quan trọng

  • Rằm tháng giêng: Lễ cầu phúc, cầu an, hành hương
  • Rằm tháng hai: Lễ Đức Phật nhập Niết Bàn
  • Rằm tháng tư: Lễ Lễ Đức Phật Đản Sanh
  • Rằm tháng bảy: Lễ Vu Lan báo hiếu
  • Rằm tháng mười: Lễ Hạ Nguyên

Xem bài viết về tiểu sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại đây

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y tam bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

(卍) Buddham Sharanam Gacchami (卍)

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
29
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ hai
Ngày Quý Hợi
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻