Sự Thật Về Ngày Lễ Vu Lan Và Những Sự Ngộ Nhận Sai Lầm Của Người Phật Tử

SỰ THẬT VỀ NGÀY LỄ VU LAN

“Lễ Vu Lan là ngày lễ có xuất phát điểm từ 2 nguồn tôn giáo: Phật Giáo và Đạo Giáo”

Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-Lan-Bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ Ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là “ngược lên”.

Theo Phật Giáo

Vu lan còn được gọi là lễ báo hiếu hay Lễ Vu Lan. Là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Ngài Đại Hiếu Bồ Tát Mục Kiền Liên (một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) với tấm lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Từ đó, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và ông bà tổ tiên – cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp.

mục kiền liên bồ tát

Theo kinh Vu Lan Bồn thì ngày xưa, Ngài Mục Kiền Liên đã chứng quả vị La Hán. Đắc được Ngũ Căn Lục Thông, ngộ nhiều phép thần thông. Ngài được mệnh danh là Thần Thông Đệ Nhất. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông vì tưởng nhớ mà muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng thiên nhãn nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Ngài đã dùng thần thông để đem cơm xuống tận địa ngục mà dâng mẹ. Khi bà Thanh Đề nhìn thấy đồ ăn, vội vàng dùng tay che bát cơm lại không cho các cô hồn khác biết. Nhưng thức ăn vừa đưa lên miệng liền hóa thành lửa đỏ, dù có làm thế nào cũng không sao ăn được. Mục Kiền Liên chứng kiến mà trong lòng vô cùng đau xót. Tuy bản thân có pháp lực thần thông, nhưng rốt cuộc vẫn không thể cứu được mẹ mình.

mục kiền liên bồ tát vào địa ngục cứu mẹ
mục kiền liên bồ tát vào địa ngục cứu mẹ

Cũng theo kinh Vu Lan Bồn, Mục Kiền Liên quay về tìm Đức Phật để hỏi cách cứu mẹ, Đức Phật dạy rằng:

Mục Kiền Liên, lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chứ Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương cha nhớ mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn. Dù có thần thông, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Chỉ có cách nhờ sự hợp lực của chư tăng mười phương cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi cảnh địa ngục”

Nhưng thưa Thế Tôn, làm sao con thỉnh được chư Tăng khắp mười phương về để cúng dường cùng một lúc như vậy được? – Mục Kiền Liên bạch Phật

Đức Phật dạy:

Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Đó là ngày chư tăng mãn hạ sau 3 tháng an cư kiết hạ. Ngày đó dù các vị đang ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng mười phương hợp lực cùng chú nguyện. Ông hãy sắm sửa lễ cúng dường vào ngày đó.” 

(Tự Tứ Pavārāna có nghĩa là tuỳ ý. Trong khi chư tăng nhóm họp để tụng giới, người nào thấy mình có lầm lỗi thì tuỳ ý khai ra để sám hối. Ngày Tự Tứ là ngày 15 tháng 7 âm lịch, là ngày cuối mùa an cư, ngày ra hạ, ngày giải hạ) 

Tôn giả Mục Kiền Liên y theo lời Đức Phật dạy mà làm. Sau đó mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này, rất nhiều những vong linh nơi cõi Địa Ngục cũng được thấm nhuần Phật ân mà được giải thoát khỏi cõi Địa Ngục. Nhân sự việc này, Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm“. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

vu lan báo hiếu

Xem lược sử của Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát tại đây

Theo Đạo Giáo và phong tục dân gian của Trung Quốc

Lễ Vu Lan báo hiếu 15/7 âm lịch trùng với Tết Trung Nguyên của phong tục dân gian người Hán và cũng trùng hợp với ngày xá tội vong nhân ở Địa Ngục của Đạo Giáo (hay còn gọi là Lão Giáo của Trung Quốc). 

Các đạo sĩ Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), “ngược lên” cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền (解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đạo sĩ Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử Kinh, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa Ngục.

Theo Đạo Giáo, rằm tháng 7 là ngày mở cửa Địa Ngục, xét ân xá tha tội cho vong nhân để vong nhân được tái sanh vào cảnh giới an lành. Đồng thời cũng theo Đạo Giáo thì tháng 7 âm lịch cửa Địa Ngục rộng mở từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại Địa Ngục. Do đó, vào tháng 7 âm lịch, có lễ cúng cô hồn. Đạo giáophong tục dân gian Trung Quốc quan niệm rằng trên dương thế vào tháng 7 có rất nhiều vong linh không nơi nương tựa, không có người thân trên cõi trần và quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của mình. Người Trung Quốc theo phong tục dân gian lẫn Đạo Giáo đều tin tháng 7 âm lịch là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ. Cũng như là khuyến khích mọi người hãy ăn chaylàm việc từ thiện.

Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch. Còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng. Không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Việt Nam, tháng 7 âm lịch cũng bị nhiều người coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm và phải kiêng kỵ nhiều thứ. Có ý kiến cho rằng quan niệm này không có trong phong tục của người Việt mà là bị lai nhập từ Trung Quốc.

NHỮNG SỰ NGỘ NHẬN SAI LẦM CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

NGỘ NHẬN SỐ 1: THÁNG 7 LÀ THÁNG CÔ HỒN 

Có nhiều người nói tháng 7 là tháng cô hồn. Nhưng thực ra không phải vậy. Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên, chúng ta là người Phật tử. Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong việc tinh tấn tu hành. Chúng ta phải luôn luôn lấy LỜI PHẬT DẠY để làm kim chỉ nam. Tránh bị những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, tà kiến, lậu kiến làm lu mờ trí tuệ người tu Phật. 

– Tháng 7 theo Phật giáo, đó là tháng BÁO HIẾU. Vì tất cả mọi người đều hướng về Bố Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên, Cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp. Trong tất cả các hạnh của người tu Phật, hạnh Hiếu là hạnh mà bất cứ ai cũng phải đặt lên hàng đầu. 

– Tháng 7 là tháng CÔNG ĐỨC. Vì sao? Vì khi tháng 7 đến mọi người đều cùng nhau Bố Thí, Cúng Dường, Cúng Thí Thực, Phóng Sinh và làm rất nhiều việc Thiện, việc Công Đức để hồi hướng cho Ông Bà, Bố Mẹ, Cửu huyền thất tổ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp được vãng sinh Tịnh Độ cũng như Ông Bà, Bố Mẹ hiện tiền được phúc thọ, bình an.

– Tháng 7 còn là tháng TU HỌC. Bởi dù người xuất gia hay tại gia đều siêng năng lễ Phật, trì tụng kinh Phật trong tháng này. 

Như thế sao lại gọi tháng 7 là tháng cô hồn được? Chúng ta cần hiểu đúng hơn, và cần có những việc làm thiết thực để tháng 7 âm lịch đối với chúng ta thực sự ý nghĩa. Người tu Phật không nên để những quan niệm sai lầm đó đánh mất đi cơ hội thực hiện hạnh Hiếu Đạo của mình. 

NGỘ NHẬN SỐ 2: THÁNG 7 CẦN PHẢI KIÊNG KỴ NHIỀU THỨ VÌ ĐÂY LÀ THÁNG XUI XẺO

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 âm lịch là mọi người đều phải kiêng kỵ đủ thứ từ tránh làm những việc đại sự như cưới hỏi, xây nhà, mua xe cho đến những việc nhỏ như mua sắm quần áo… Bất luận làm việc gì trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, mọi người đều rất cẩn trọng và coi đây là một tháng dễ gặp nhiều đen đủi nhất trong năm.

Tháng 7 nói riêng hay tất cả các ngày tháng trong năm đều là ngày của trời đất, tháng của an lành vì thế mọi người đừng lầm tưởng là ngày xui tháng rui mà kiêng kỵ.

Là người Phật tử, chúng ta tu Phật đi theo con đường giải thoát mà Đức Phật đã chỉ dạy. Thì nhất thiết phải có chánh kiến. Có cái nhìn đúng về mọi sự thế gian. Có cái nhìn đúng (chánh kiến) thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy). Chúng ta tu Phật, nhất nhất đều phải tin vào Luật Nhân Quả, chúng ta gieo gì hôm nay, sẽ gặt vào ngày mai. Cũng vậy, từ nhiều đời nhiều kiếp trước ta gieo nhân gì, thì kiếp này hoặc kiếp vị lai ta sẽ nhận quả đó. 

“Gieo thiện nghiệp thì gặt quả lành. Gieo ác nghiệp thì gặt quả ác. Đó là Luật Nhân Quả”

chúng ta hoàn toàn không thể biết quả ác hay quả thiện kia sẽ đến với chúng ta vào thời gian nào, không gian nào trong dòng luân hồi của chúng ta. 

Chính vì vậy, vào tháng 7, nếu có người vì gieo nhiều ác nghiệp mà gặp quả xấu. Thông qua miệng lưỡi thế gian đồn thổi nói rằng đó là do sự xui xẻo của tháng 7 âm lịch. Nên cần phải kiêng cử thế này, kiêng kỵ cái kia để không bị xui xẻo. 

Thưa quý vị. Thần thông như Ngài Mục Kiền Liên, đắc quả La Hán, sau đắc quả Bồ Tát và được Đức Phật thọ ký thành Phật ở đời vị lai. Thần thông đi mây về gió, lên thiên cung, xuống địa phủ là vậy, đạt được phẩm hiệu Thần Thông Đệ Nhất như vậy mà còn không cứu được mẹ mình thoát khỏi luật nhân quả. Huống chi là vài điều kiêng kỵ đầy mê tín dị đoan kia.

Ý NGHĨA HOA HỒNG CÀI TRÊN NGỰC ÁO

Một trong nghi thức quan trọng của ngày lễ Vu Lan đó là cài bông hồng bên ngực trái. Bông hồng này cũng mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp trọng đại này.

Nghi thức bông hồng cài áo dành để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế và tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong lễ Vu Lan, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ màu đỏ và một giỏ là màu trắng, sẽ được cài lên áo của những người đến chùa tham dự lễ.

Ở một vài nơi, việc cài hoa hồng màu trắng sẽ dành cho những người nào không còn bố mẹ, đối với những ai còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ và người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ thì sẽ cài hoa hồng nhạt màu hơn.

LỄ VU LAN NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN LÀM GÌ

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Ăn chay đưa tâm con người ta về chốn thanh tịnh, không sát sinh và trở về đúng với bản ngã của mình. Trong những ngày rằm tháng 7, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho gia đình và bản thân. Việc này giúp cầu an cho gia đình, bố mẹ hạnh phúc, gia đình vui vẻ, khỏe mạnh.

Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên

Ngày lễ Vu Lan cũng là dịp để gợi nhắc những người con về việc báo hiếu bố mẹ, những dịp này, hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn, chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu có thể, hãy về bên gia đình và quây quần bên bữa cơm cùng bố mẹ bạn nhé.

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất

Mâm cúng Vu Lan để tỏ lòng thành với tổ tiên là điều nên có trong dịp đặc biệt này. Điều quan trọng đó là mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, bạn hãy chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.

Mâm cúng Vu Lan có thể là những món ăn đơn giản thường ngày như xoi vò hạt sen, bánh chưng chay, gỏi cuốn, nem chay, canh nấm,… 

mâm cơm chay cúng rằm

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Long Hoa Hội Di Lặc Tôn Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đức Tông Sư Minh Trí 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi xem và đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

() Buddham Sharanam Gacchami ()

 

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
19
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 6
Ngày Quý Sửu
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
11
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻