Phân Biệt Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát Và Địa Tạng Vương Bồ Tát

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa Đức Địa Tạng Vương Bồ TátMục Kiền Liên Bồ Tát là một. Bởi vì cả hai vị Bồ Tát nổi tiếng, được Phật giáo Đông Á tôn sùng. Nhiều người cho rằng Mục Kiền Liên Bồ Tát chính là Địa Tạng Vương Bồ Tát, xem hai vị Bồ Tát này là một. Thế nhưng, thực tế thì đây là hai vị Bồ Tát khác nhau.

Bởi vì khi chiêm bái các tranh ảnh và tượng của Đức Địa Tạng Vương Bồ TátMục Kiền Liên Bồ Tát, chúng ta nhận thấy hai Ngài có nhiều điểm tương đồng về pháp phục và tay đều cầm tích trượng. Hai Ngài cũng đều có hạnh nguyện độ cõi âm.

Chính vì những điểm giống nhau đó nên nhiều người khi dùng hình ảnh minh họa cho bài viết hay in trên các ấn phẩm truyền thông có sự nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, với vốn kiến thức còn nông cạn của mình, Bích Toạ Đàm xin trình bày một số điểm khác biệt về hình tướng cũng như hạnh nguyện của các Ngài để tất cả mọi người có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này.

Nếu xét trên tinh thần và mục đích báo hiếu giữa hai người con, nhằm hướng đến việc cứu mẹ mình khỏi tội để được giải thoát, thì ta thấy cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, nếu luận về chi tiết qua hình tướng, mốc thời gian, không gian và hoàn cảnh, nhân vật, phát nguyện, phương pháp hành sự và người chịu khổ v.v… thì chúng ta sẽ thấy có những điểm khác nhau.

ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa là đất. Tạng là trùm chứa. Bồ Tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật nên gọi là Địa. Cũng có người lý giải nghĩa của chữ “Địa” nương theo Kinh Địa Tạng có viết: “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. Vì cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển hết sức sát nghĩa và rõ ràng nên “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình

1) Hình tướng của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Bồ Tát thường được mô tả là một vị Bồ Tát với vầng hào quang trên đầu, đầu đội mão tỳ lô (tỳ lư), ngồi trên tòa sen do Đề Thính đỡ hoặc đứng trên tòa sen. Pháp bảo của Ngài chính là viên Ngọc Như Ý mà Ngài thường cầm nơi tay trái. Tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Còn tay phải cầm Tích Trượng để mở cửa địa ngục. Một số tranh tượng ở Việt NamTrung Quốc có khắc họa hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát đội mũ thất Phật và mặc áo cà sa đỏ.

Địa Tạng Vương Bồ Tát đội mão thất Phật
Địa Tạng Vương Bồ Tát ngồi toà sen trên lưng của Đề Thính
Pháp bảo của Ngài là Tích Trượng và Ngọc Như Ý

Hoặc chúng cũng thấy các bức tranh vẽ, các tôn tượng tạo hình Ngài và các thai nhi vui vẻ ở xung quanh Ngài. Những thai nhi chết yểu vẫn còn thương nhớ cha mẹ sẽ không chịu đầu thai mà sẽ sống mãi trong cảnh đau khổ, u tối của địa ngục, Địa Tạng Vương sẽ giảng đạo, giáo hóa những linh hồn này giác ngộ và siêu thoát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát độ thai nhi

Còn trong các hoạ đồ của Mật tông. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra hình tướng của Ngài thông qua Ngọc Như Ý nơi tay Ngài đang cầm. 

2) Hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát thì Ngài có bốn tiền thân.

Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một vị Trưởng giả, được Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chỉ dạy, Ngài đã phát lời nguyện rằng sẽ vì chúng sanh trong lục đạo bày giảng nhiều phương tiện để họ thoát khỏi khổ nạn rồi mới chứng thành Phật quả.

Ở thời Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ thuộc dòng dõi Bà La Môn. Mẹ Ngài là một người đã tạo nhiều ác nghiệp, không tin vào nhân quả nên sau khi chết bị đoạ vào địa ngục. Để giải tìm đường giải thoát cho mẹ, cô đã làm vô số điều lành, đem công đức hồi hướng cho mẹ và mong được sự giúp đỡ của Đức Phật. Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai cho biết mẹ cô đã được thoát khỏi cảnh khổ nơi địa ngục và vãng sanh về cõi trời.

Ở thời Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Ngài vốn là một vị vua hết mực yêu thương dân chúng. Ngài đã phát nguyện rằng Ngài sẽ độ hết những kẻ tội khổ được chứng quả Bồ đề nếu không nguyện không thành Phật.

Ở thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa và địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ và nhờ phước duyên cúng dường một vị A La Hán, vị Thánh này đã cho biết mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sinh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hà tiện, lại bị chết yểu. 

Vì lòng thương mẹ và chúng sinh, Quang Mục đã quỳ trước Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn đến về sau trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sinh chịu tội khổ nơi địa ngục cùng ba đường ác đạo, con nguyện cứu vớt chúng sinh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn địa ngục, ngã quỷ, súc sinh… Những kẻ mắc phải tội báo như vậy thành Phật cả rồi, sau con mới thành bậc Chánh giác. Và hiếu tử Quang Mục chính là một trong những tiền thân của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Trải qua muôn ngàn số kiếp, đã có không biết bao nhiêu chúng sinh chứng quả thành Phật. Riêng chỉ có Bồ Tát Địa Tạng, vì lòng đại từ đại bi tha thiết vô tận cứu độ chúng sinh, vẫn chưa thành Phật. Do lời đại nguyện ấy, Đức Thế Tôn đã phong ngài làm U Minh Giáo Chủ, cứu độ các linh hồn tội lỗi đang bị đọa ở U Minh Địa Giới hay nhiều người vẫn thường gọi là Cõi Diêm Vương Phù Đề

3) Xét về thời gian và hoàn cảnh

Như đã viết ở phần trên, chuyện của hiếu tử Quang Mục cứu mẹ là việc xảy ra trong vô lượng kiếp về quá khứ, thời của một vị Phật hiệu là Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai. Đó là chuyện xảy ra từ thời xa xưa và chỉ là một chuyện truyền thuyết, chứ không phải là chuyện xảy ra trong lịch sử thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế. Đức Phật Thích Ca bằng thần thông của mình mà thấy biết, sau đó thuyết giảng cho đại chúng trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện. Nhờ đây, chúng ta mới biết tới vị Bồ Tát có tâm lượng từ bi thâm diệu đến vậy. Hay nói cách khác, Bồ Tát Địa Tạng là một vị Phật cổ trong ngàn kiếp xưa.

4) Xét về phương pháp hành sự

Nàng Quang Mục sau khi biết mẹ đang thọ khổ nơi địa ngục đã vâng theo lời dạy của vị La Hán phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình tượng của Đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai và chí thành xưng niệm danh hiệu Phật Thanh Tịnh Liên Hoa Mục để cầu nguyện, đặng nhờ ơn cứu độ cho mẫu thân. Sau đó, nàng được Phật chỉ cho biết là mẫu thân của nàng sẽ thác sinh vào trong nhà của nàng. Quả nhiên, người tớ gái trong nhà sinh ra một đứa con trai, chưa đầy 3 tuổi đã biết nói. Đứa trẻ đó chính là bà mẹ của Quang Mục

Bà mẹ cho biết, năm 13 tuổi sẽ chết và đọa vào địa ngục ác đạo. Biết rõ đó là mẹ mình nên Quang Mục vì cứu mẹ mà phát đại nguyện sẽ cứu các tội khổ của chúng sinh trong cõi địa ngục. 

5) Xét về nhân vật thọ khổ, nguyên nhân tạo nghiệp ác và sự tái sinh

Lúc còn sống, mẹ của Quang Mục không chỉ thích ăn loài cá trạch, mà còn ưa ăn trứng của nó, hoặc chiên xào, hoặc nấu nướng, không biết ngàn vạn nào kể xiết. Vì cái nghiệp sát sinh sâu dày đó nên bà bị đọa vào địa ngục chịu vô lượng khổ. Sau khi mãn kiếp địa ngục, bà thác sinh vào trong nhà làm con của một người tớ gái. 

Sau khi Quang Mục phát nguyện cứu mẹ và tất cả chúng sinh trong ba đường ác, giữa hư không nàng nghe thấy đủ mọi điều tiên chúc của Phật tỏ bày:
“Này Quang Mục! Ngươi có lòng từ bi mẫn rất lớn, biết vì mẹ mà phát lời đại nguyện như thế, nay Ta là Thanh Tịnh Liên Hoa Mục cho mẹ người mãn đến khi 13 tuổi, được thác sinh làm người Phạm Chí, hưởng thọ đến trăm tuổi. Rồi sau lại được sinh về cõi Vô Ưu, hết sự lo phiền, đủ điều khoái lạc, lại sống lâu đến đời đời kiếp kiếp. Sau được thành Phật quả mà cứu độ tất cả chúng sinh ở cõi Nhân Gian và Thiên thượng, nhiều như số cát sông Hằng”.

MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT

Mục Kiền Liên Bồ Tát sinh khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Magadha, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ, là một vị tỳ kheo trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

Tôn giả Mục Kiền Liên và Tôn giả Xá Lợi Phất là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài đã đắc chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Phẩm hiệu của Ngài là “Thần thông đệ nhất” trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, Đức Phật đã thọ ký cho Ngài danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.
 

1) Hình tướng

Tôn giả Mục Kiền Liên thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái không cầm gì. Nếu có cầm thì ngài thường cầm bình bát ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang thọ khổ ở dưới địa ngục. Ngài được mô tả có hình dáng cao lớn, mặt vuông tai tròn. Ngài không ngồi mà luôn ở thế đứng, như để sẵn sàng đi xuống cõi âm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” tỏ lòng hiếu kính mẹ. 
Xem bài viết chi tiết về lược sử của Bồ Tát Mục Kiền Liên tại đây.
mục kiền liên bồ tát
hình tướng Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát mặc y vấn
hình tướng Ngài Mục Kiền Bồ Tát tay cầm tích trượng và y bát
mục kiền liên bồ tát
mục kiền liên bồ tát
 

2) Hạnh nguyện

Mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, lúc còn sống bà chẳng những không tin Tam bảo lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói Tam bảo không tốt, không đáng để tin. Cho nên sau khi chết bà liền bị đọa xuống địa ngục.

Tôn giả Mục Kiền Liên chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì tôn giả đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, cơm cũng không có để ăn. Tôn giả liền mang một bát cơm đến cho mẹ. 

Vào đến địa ngục, Ngài thấy mẹ đói gầy, da bọc xương, mặt úp trên đất không nâng nổi đầu. Ngài bật khóc ôm lấy mẹ và hối tiếc về những việc ác bà gây ra. Ngài dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham quá nặng nề, nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngã quỷ, đem bát cơm lén ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quá sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.
 
Tôn giả Mục Kiền Liên tuy là “thần thông đệ nhất” nhưng không thể giúp được mẹ, nên đã đến thưa với Thế TônĐức Phật Thích Ca đã dạy rằng

Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Đó là ngày chư tăng mãn hạ sau 3 tháng an cư kiết hạ. Ngày đó dù các vị đang ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng mười phương hợp lực cùng chú nguyện. Ông hãy sắm sửa lễ cúng dường vào ngày đó.”

Theo lời Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ của mình. Đức Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm (kinh Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

mục kiền liên bồ tát
mục kiền liên bồ tát vào địa ngục cứu mẹ

Tôn giả Mục Kiền Liên là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ, là hình ảnh tiêu biểu cho hiếu đạo của con người. Sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng lòng từ vô lượng và trí tuệ rạng sáng để hóa độ chúng sinh.

3) Xét về thời gian và hoàn cảnh

Mục Kiền Liên Bồ Tát là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài là người xuất hiện trên cõi đời này bằng xương, bằng thịt lúc Đức Phật còn tại thế. Ngài thường song hành với Tôn giả Xá Lợi Phất, là một người thần thông đệ nhất, vô cùng quảng đại. Sau khi xuất gia được 7 ngày, ngài đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A La Hán.

Có thể thấy, Tôn giả Mục Kiền Liên là một nhân vật lịch sử có thật. Ngài có quá trình xuất gia tu học và đắc quả, được sử liệu ghi chép rõ ràng. Và Ngài đã được nhân loại thừa nhận là một nhân vật lịch sử có sức ảnh hưởng lớn trong thời Đức Phật còn tại thế. Ngài do công phu tu hành mà có được thần thông đệ nhất. Bằng tuệ nhãn và nhờ năng lực của mình, ngài đã thấy rõ sự đọa lạc thọ khổ của mẹ Ngài.

4) Xét về phương pháp hành sự

Sau khi biết mẹ đang bị thọ khổ ở địa ngục, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng theo lời dạy của Đức Phật, thành tâm chí kính thỉnh mười phương chư Phật và chúng tăng, chuẩn bị xếp sắp phẩm vật thiết lễ cúng dường trai tăng để hợp lức cầu nguyện cho mẹ của Ngài. Ngài đã tổ chức một buổi đại lễ trai tăng trang nghiêm vào ngày lễ Tự tứ mãn hạ của chư tăng.

5) Xét về nhân vật thọ khổ, nguyên nhân tạo nghiệp ác và sự tái sinh

Thanh Đề – mẫu thân của Tôn giả Mục Kiền Liên sinh thời là một con người tham sân si, gian ác, điêu ngoa, nói dối, gian tà, lừa gạt nhiều người. Do lòng tham, bỏn xẻn và gây tạo quá nhiều nghiệp ác mà đọa làm thân ngã quỷ, đói khát khổ sở trăm bề. Sau này, nhờ thần lực chú nguyện của chư Phật và Thánh tăng mà chuyển hóa được lương tâm của bà. Nhờ bà ăn năn, cải hối chuyển đổi tâm ý mà được thoát khổ, siêu thoát và sinh lên cõi trời hưởng phước báu an lành.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, mục đích báo hiếu, cứu mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục khổ đau của hai vị Bồ Tát trên căn bản là giống nhau. Cả hai đều đạt được mục đích và biểu lộ với tất cả tấm lòng của một người con chí hiếu, dù bản nguyện, cách thức và đối tượng cầu nguyện có phần khác nhau. 

Do người viết tuổi đời còn non trẻ nên trong bài sẽ không tránh khỏi việc nhiều chỗ vẫn còn thiếu sót về kiến thức, hiểu biết vẫn còn hạn hẹp, thiếu sự chuyên sâu. Rất mong nhận được sự góp ý hoan hỉ của các vị thiện tri thức để bổ sung thêm những phần còn yếu kém. Từ đó, sẽ giúp mọi người phần nào tránh đi sự nhầm lẫn khi lựa chọn hình ảnh để tổ chức trong các khóa lễ cũng như minh họa cho bài viết của mình.
 

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Long Hoa Hội Di Lặc Tôn Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đức Tông Sư Minh Trí 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi xem và đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

() Buddham Sharanam Gacchami ()

 

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
25
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Mùi
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
17
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻