đại thế chí bồ tát

LƯỢC SỬ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

Hồng Danh Của Ngài:

Đại Thế Chí Bồ Tát, chữ Hán: 大勢至菩薩 hay Đắc Đại Thế Bồ Tát (chữ Hán: 得大勢菩薩), tiếng Phạn: महास्थामप्राप्त/ Mahāsthāmaprāpta. Ngài là một vị Đại Bồ Tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật Giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên Chánh Pháp cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc

Ngày Khánh Đản Của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát: 13/7 âm lịch

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát,… hay vắn tắt là Thế Chí Bồ Tát.

Ngài là vị Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đại Thế Chí Bồ TátBồ Tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta Bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường về cõi Tịnh Độ.

đại thế chí bồ tát

Tiền Thân Của Ngài

Thuở xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An LạcĐức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có quốc vương hiệu là Oai Đức chuyên dùng Chánh Pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam Muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chỗ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

Theo Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (là tiền thân của Đức Phật A Di Đà). Bồ Tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết Bàn (Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai chính là Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay Ngài tiếp quản Chánh Pháp và cõi Tây Phương Cực Lạc, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

~~ Tìm hiểu thêm về tiền thân của Đức Phật A Di Đà tại đây ~~

~~ Tìm hiểu thêm về tiền thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tại đây ~~

đại thế chí bồ tát

diệu tướng thường thấy của ngài

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát thụ kí (Đại 12, 353 hạ) nói: “Tây Phương cách đây trăm nghìn ức cõi; có Phật hiệu là A Di Đà Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri, hiện đang nói pháp. Đức Phật ấy có 2 vị Đại Bồ Tát, một là Quán Thế Âm, hai là Đại Thế Chí“. Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương tây, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí là 2 vị thị giả giúp Phật A Di Đà trong việc giáo hóa chúng sinh, vì thế được gọi là Tây Phương Tam Thánh.

tây phương tam thánh
Tây Phương Tam Thánh

Trong bức tranh “Tây Phương Tam Thánh“, Bồ Tát Ðại Thế Chí tay cầm cành hoa sen và đeo chuỗi anh lạc đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà. Hoa sen tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đứt. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược. Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh Độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô này để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ. Bên tay trái của Đức Phật A Di ĐàBồ Tát Quán Thế Âm tay cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Ngài là đại diện cho tâm Đại Từ Đại Bi của mười phương chư Phật.

( Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có hai vị Bồ Tát phụ tá là Văn ThùPhổ Hiền. Ngài Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ còn Ngài Phổ Hiền là đại hạnh từ bi.)

đức phật thích ca mâu ni

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Đại Thế Chí thân cao tám mươi muôn ức na-do-tha-do-tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ Tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một bình báu, khác hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

đại thế chí bồ tát

Theo phẩm A-lợi-đa-la-đà-la-ni-a-lỗ-lực, hai vị Đại Bồ Tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ Tát Đại Thế Chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.

Còn trong hiện đồ Thai Tạng Giới của pháp tu Mật Tông, Ngài là vị thứ hai trong phương trên. Ngài ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải cầm chuỗi anh lạc (hoặc thanh gươm trí tuệ). Mật hiệu là Trì Luân Kim Cương, hình Tam Muội Da là hoa sen mới nở.

HẠNH NGUYỆN CỦA ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

Nói đến Bồ Tát Đại Thế Chí, chúng ta nghĩ ngay đến hạnh nguyện đại hùng của Ngài là tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi. Người tu Bồ Tát Đạo muốn viên mãn quả vị Phật cần phải có đầy đủ tinh thần này. Vì Bồ Tát có đại hùng mới dám xả ly những tham muốn dục lạc thế gian, có đại lực mới kham nổi những công hạnh Bồ Tát đạo “Làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn”, có đại từ bi mới có thể làm tròn hạnh nguyện giáo hóa chúng sanh cang cường khó điều phục.

Đại hùng: sự mạnh mẽ, can trường dám xả thân rời xa những tham muốn hưởng lạc của thế gian. Điều này không những cần tiến tu mà còn phải có đại hùng, tu đạo Bồ Tát, kham những công hạnh, quyết dấn thân vào những việc khó khăn, quyết nhẫn nhục những điều vượt qua giới hạn bằng sức mạnh của tu tập.

Đại lực: Tuy đã thành Phật nhưng Ngài không an trụ tại cảnh giới Niết Bàn, tận hưởng pháp lạc mà tiếp tục hiện thân Bồ Tát Đẳng Giác để xả thân cứu độ chúng sinh, giáo hóa giác ngộ lầm than. Cái ác của chúng sinh có sâu dày đến đâu, ác nghiệp có cường thịnh đến đâu Thế Chí cũng không nản lòng, thệ nguyện vào những nơi tối tăm nhất, chốn ngọc nhằn nguy khó nhất để giác ngộ chúng sinh.

Đại bi: có đại bi mới làm tròn được hành nguyện giáo hóa khó nhọc đến vậy, từ bi cũng là gốc rễ ngọn nguồn của Phật giáo. Trí tuệ là đại hùng nhưng được dẫn dắt bởi đại bi, dùng trí tuệ quan sát căn tính của chúng sinh ngay cả khi mạt pháp nghiệp mỏng chướng dày nhất, kể cả khi căn lành nông cạn nhất để chúng sinh vượt khổ nạn, đạt thành tựu.

Đại Thế Chí Bồ Tát sử dụng pháp môn Niệm Phật Tam Muội mà chứng Viên Thông Nhẫn đến tu Bồ Tát Đạo giáo hóa chúng sanh đều không rời pháp môn niệm Phật.

đại thế chí bồ tát

Trong hội Lăng Nghiêm thì Đức Phật Thích Ca hỏi chỗ sở tu sở đắc của các vị La HánBồ Tát. Đại Thế Chí Bồ Tát tự thuật:

” Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang. Trong một kiếp có mười hai Đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang đã chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội.

Mười phương chư Phật, thương nhớ chúng sinh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con thì mẹ con đời đời kiếp kiếp không xa cách nhau. Nếu tâm của chúng sinh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ được thấy Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ.

Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm. Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sinh Nhẫn. Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, tiếp dẫn vãng sinh về Tịnh Độ.

Phật hỏi về chứng đắc viên thông: Con không lựa chọn, thu nhiếp lục căn, tịnh niệm tiếp nối, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất. ”

Do Ngài tu theo pháp môn niệm Phật. Nhân lành mà Ngài gặt hái được là dùng Tâm Niệm Phật, Pháp Vô Sinh Nhẫn, vì thế Ngài quyết dùng đại hùng đại lực đại bi mà mình có để tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sinh tịnh độ.

Học theo hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, chúng ta cần giữ vững được lập trường tu hành, thực hiện trọn vẹn tinh thần Tứ hoằng thệ nguyện.

Khi chúng sinh ương bướng vẫn thệ nguyện độ, phiền não đầy dẫy vẫn thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng vẫn thệ nguyện học và Phật đạo dài xa vẫn thệ nguyện thành.

-Trích nguyên văn Kinh Thủ Lăng NghiêmĐại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông chương có đoạn Bồ Tát bạch Phật

Với tinh thần đại từ bi, Ngài dùng trí tuệ quan sát thấy căn tánh của chúng sanh trong thời mạt pháp phần nhiều nghiệp mỏng chướng dày, căn lành nông cạn, nếu tu các pháp môn khác ngoài pháp môn niệm Phật, e khó thành tựu đạo quả giải thoát, vì thế Bồ Tát đặc biệt xiển dương pháp môn này.

CHÂN NGÔN THẦN CHÚ CỦA ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

♫ Thần Chú ĐẠI THẾ CHÍ Bồ Tát | ĐẠI THẾ CHÍ thần chú (tiếng Phạn)

♫ Mahasthamaprapta Mantra |  Mahasthamaprapta Bodhisattva Mantra (Sanskrit)

★ LỜI CHÚ:

Hum Vajra Phat 

Om Vajra Chanda 

Maha Ro Kha Na Hum Phat

★ LỢI ÍCH:

– Tăng trưởng trí tuệ, sự sáng suốt, quét sạch u mê hướng thân tâm tới sự an lạc.

– Trí tuệ dẫn đường cho từ bi đi đúng hướng giúp đời thoát khỏi u tối.

– Nhạc chú nhẹ nhàng giúp tâm an, khí định loại bỏ phiền não.

 

THỦ ẤN CỦA ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 12 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 7
Ngày Kỷ Mùi
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 11

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Bài viết gần đây

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻