NGŨ UẨN là gì?

Ngũ Uẩn cũng gọi là Ngũ Ấm, là năm nhóm tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài Ngũ Uẩn ra. Không có gì gọi là cái “TA.

Con người gồm 2 phần chính là: DANHSẮC.

Trong đó DANH gồm 4 Uẩn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

SẮC gồm: Nội SắcNgoại Sắc. 

Nội Sắc hay còn gọi là Lục Căn bao gồm: Nhãn căn (mắt), Nhĩ căn (tai), Tỷ căn (mũi), Thiệt căn (lưỡi), Thân căn, Ý căn.

Ngoại Sắc hay còn gọi là Lục Trần bao gồm: Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần.

Như vậy, NGŨ UẨN bao gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Được chia thành 2 nhóm chính là DANHSẮC. 

NGŨ UẨN LÀ KHÔNG THẬT. Hay còn gọi là NGŨ UẨN GIAI KHÔNG.

Ý Nghĩa Và Tính Thiết Thực Của Ngũ Uẩn

Ý Nghĩa Của Ngũ Uẩn

Ngũ Uẩn là căn bản của Đạo Phật, được Đức Phật thuyết để giúp hành giả nhìn rõ và biết như thật về chính mình và thế giới. Con người và thế giới là một hợp thể của năm yếu tố: Sắc (Rùpa), Thọ (Vedana), Tưởng (Samjnà), Hành (Samkàra), Thức (Vijnàna).

  1. Sắc Uẩn (zh. 色; sa., pi. rūpa) là sự nhận biết thân mình và sáu giác quan (hay còn gọi là Lục Căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là do Tứ Đại Chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành.
    • Tứ Đại Chủng đó là bốn yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Trong đó chúng ta có thể hiểu tóm tắt như sau: Đất tạo nên cơ thể, khi bỏ xác, cơ thể tan rã trở về với Đất. Nước tạo ra máu huyết, các chất lỏng bên trong cơ thể. Gió chính là các luồng khí lưu thông trong cơ thể. Cuối cùng là Lửa, chính là thân nhiệt của chúng ta.
    • Sắc tạo nên các giác quan và các đối tượng của chúng. Cái biết của Sắc Uẩn gọi là Sắc Thức. Sắc Thức là sáu dạng ý thức (Lục Thức) liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. 
    • Sắc Thức phụ thuộc vào Lục Căn tiếp xúc với Lục Trần để hình thành nên Lục Thức. Ví dụ: Lục Căn vì sự thay đổi của Lục Trần mà sẽ thay đổi Lục Thức như cảm nhận sự thay đổi, bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng…
  2. Thọ Uẩn (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính (trung tính là không mang đến cảm giác gì). Ba loại Cảm Thọ đó được gọi là: Lạc Thọ, Khổ ThọXả Thọ

  3. Tưởng Uẩn (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā) là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia

  4. Hành Uẩn (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm: Thân Hành, Khẩu HànhÝ Hành. Là tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành để tạo nên thiện nghiệp hoặc ác nghiệp.

  5. Thức Uẩn (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi… Đây cũng là bước chuyển tiếp của Tưởng Uẩn và Hành Uẩn. Từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy nghĩ, cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào. Cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng…

 

Ngũ Uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc. Vì chỉ có Đức Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi Ngũ Uẩn. Đặc tính chung của Ngũ Uẩn là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ.

Tính chất Khổ Thường của Ngũ Uẩn là một trong những giáo lý quan trọng nhất của Đạo Phật. Khổ xuất phát từ lòng Ham Muốn, không hiểu sự Vô Thường của Ngũ Uẩn, không hiểu rằng con người được tạo thành từ Ngũ Uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp. Không có một cái “Ta” nào thật sự đứng đằng sau con người cả (Vô Ngã). Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng của Ngũ Uẩn:

Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng.

Tính Thiết Thực Của Ngũ Uẩn

Trong tính thiết thực của Ngũ Uẩn, Thức Uẩn phân biệt rõ ràng các cảnh sở duyên. Hành Uẩn theo tướng của Thức Uẩn mà triển chuyển liên tục tạo ra vòng quay Lục Đạo Luân Hồi. Nó cũng là hợp thể của bốn uẩn kia chúng được kết hợp, hình thành theo lý  NgãDuyên Sinh. Cũng chính nhờ tính thiết thực đó mà Đạo Phật đã triển khai thành hệ thống Duy Thức Học đồ sộ, trở thành môn Tâm Lý Học, Triết Học Phật Giáo. Giúp cho con người hiểu được mọi sự hoạt động của tâm lý, nhận thức được sự vật đúng như thật, giải thoát tâm trí ra khỏi sự vô minh phiền não và khổ đau.

Tóm lại, Ngũ Uẩn là hợp thể của Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn. Là một kết hợp giữa tâm lý và vật lý để tạo nên một con người. Mà điểm trọng yếu khi phân tích một con người toàn diện thì ta thấy gồm hai yếu tố chính, đó là Thân và Tâm hay vật chất và tinh thần.

Trong Ngũ Uẩn, Sắc là thể chất, Thọ là cảm tính cảm giác, Tưởng là tri giác là so sánh, Hành là chọn lựa là quyết định, Thức là nhận biết phân biệt. Như vậy, con người chúng ta hiện hữu không có gì khác ngoài năm yếu tố này. Tu tập theo giáo lý Ngũ Uẩn sẽ thành tựu Giải Thoát nếu quán chiếu thâm sâu thấu triệt được chúng đều là Vô Thường – Vô Ngã – Duyên Sinh.

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Long Hoa Hội Di Lặc Tôn Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đức Tông Sư Minh Trí 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi xem và đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

() Buddham Sharanam Gacchami ()

() Dhammam Saranam Gacchami ()

() Sangham Saranam Gacchami ()

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
26
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Canh Thân
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
18
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻