Vì Sao Phải Quy Y Tam Bảo? Tôi Làm Theo Lời Phật Nhưng Không Quy Y Có Được Không?

tại sao phải quy y tam bảo

❓❓ HỎI: Tôi là người tin vào Đạo Phật, là tín đồ của Phật giáo, nhưng không quy y có được không? Tôi thành tâm làm theo lời Phật dạy nhưng do tính chất công việc và cuộc sống mưu sinh mà không quy y? Như vậy có được không?

✍🏻 ✍🏻 ĐÁP: để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên Bích Toạ Đàm kính mời chư đồng đạo và quý thiện nam tín nữ hữu duyên tìm hiểu đôi nét về Tam Bảo. Sau đó chúng ta sẽ luận bàn về thắc mắc bên trên.

tam bảo là gì

Tam Bảo là 3 ngôi báu, bao gồm: Phật, PhápTăng. 

Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật đã sống cách đây hơn 25 thế kỷ. Với tên gọi là Thích Ca Mâu Ni, là thái tử con của vua Tịnh Phạn, thuộc dòng họ Thích Ca (Sakya). Sự ra đời của Ngài cũng chính là sự khai sinh của Phật giáo, bởi vì Ngàingười đầu tiên đã Giác Ngộ và truyền dạy những giáo pháp mà hiện nay chúng ta gọi là Pháp hay là Phật pháp.

Xem lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại đây.

kiến thức phật học
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên đã giác ngộ và truyền dạy những giáo pháp mà hiện nay chúng ta gọi là Pháp hay là Phật pháp

Hàng ngàn người đã tin theo giáo pháp do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, họ đã rời bỏ cuộc sống gia đình để theo Ngài tu tập trong một tập thể gọi là Tăng đoàn (hay còn gọi là Tăng già).

Như vậy, chúng ta có Tam Bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là Đấng Giác Ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Đức Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Đức Phật. Ngoài giáo pháp của Đức Phật, không còn có phương pháp nào khác có thể giúp chúng ta đạt đến sự giải thoát rốt ráo, vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo. Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là Tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư Tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa. Vì vậy, các Ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.

Quy Y Tam Bảo là gì?

Quy” có nghĩa là quay về, trở về hay hồi chuyển tâm ý. “Y” là nương tựa. Vậy “Quy Y” là trở về nương tựa. 

Quy Y Tam Bảo chính là: Hồi chuyển tâm ý, cải dữ làm lành, quay trở về chân tâm của chính mình bằng cách nương tựa 3 ngôi báu: Phật Pháp Tăng.

Chúng ta biết rằng đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có Quy Y Tam Bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật thắp hương, nhưng người biết lễ Phật thắp hương thì chưa chắc đã Quy Y Tam Bảo. Tuy nhiên người chưa từng Quy Y Tam Bảo họ vẫn có thể xưng mình là tín đồ của Phật giáo mà chúng ta không thể phủ nhận sự tín ngưỡng của họ.

Có người chủ trương tin Phật là chỉ cần có tâm thành là đủ, hà cớ gì mà phải quy y? Quan niệm này mới nghe dường như có lý, thực chất thì không hợp với thực tế. Ví như học sinh khi muốn đi học đầu tiên phải làm thủ tục nhập học, nếu không như vậy thì không có hồ sơ chính thức ở trường nên dù cho có thể dự thính nhưng sẽ không được cấp văn bằng và học bạ. Một người học trò đích thực thì phải học theo các chương trình mà nhà trường đặt ra từ thấp tới cao. Ngoài việc làm thủ tục nhập học còn tùy theo trình độ ở mỗi cấp học mà học sinh còn phải thi tuyển mới được vào trường để học, nếu như không học tiểu học mà đòi lấy văn bằng đại học cho đến học vị Tiến sĩ là điều không thể có được. Do vậy người tin theo Phật cũng phải bắt đầu từ việc Quy Y Tam Bảo. 

Mặc dầu Quy Y Tam Bảo chỉ là bước khởi đầu trong quá trình học Phật nhưng nếu không có bước khởi đầu thì làm sao có các bước tiếp theo. Đệ tử Phật lấy việc thọ giới mà phân cấp bậc trong quá trình tu tập. Quy Y Tam Bảo là việc căn bản nhất tiếp theo mới đến thọ Ngũ giới, Tám giớiMười giớiTỳ kheo giớiBồ tát giới. Nói tóm lại tất cả mọi giới pháp đều lấy việc Quy Y Tam Bảo làm nền tảng căn bản.

Phật giáo không bỏ bất kỳ chúng sanh nào. Do đó đối với việc Quy Y Tam Bảo cũng không có sự hạn lượng nhất định. Trong lục đạo luân hồi, tất cả chúng sinh trừ Địa ngục là nơi thọ khổ vô cùng vô tận là không thể quy y Tam Bảo được. Các nơi khác bất kể là Người, Trời, Thần, Quỷ vật và Súc sinh chỉ cần phát tâm quy y, Phật giáo đều tiếp nhận cả. Đây cũng giống như đã là học sinh đủ tuổi đi học thì bất luận là giàu nghèo, sang hèn, ngu đần hoặc thông minh đều được nhập học vậy.

Lại có người nghĩ rằng mình có thể đọc sách xem kinh thì tự mình cũng có thể trực tiếp tìm thấy con đường thành Phật trong kinh sách, việc gì mà phải quy y. Điều này nói về lý hình như có thể chấp nhận được nhưng đứng trên mặt nguyên tắc của sự tướng thì lại là một sự sai lầm lớn. Bởi vì kinh Phật là do Phật nói hay do đệ tử của Phật nói rồi được các vị đệ tử xuất gia của Phật kiết tập thành kinh điển truyền lưu hậu thế. Nay nếu nói rằng chỉ cần xem kinh mà không cần biết đến Phật là người nói ra kinh ấy, cho đến không cần biết đến những vị Tăng là người đã có công truyền bá những kinh điển ấy, cho dù có Quy Y với Pháp (tự đọc kinh, xem sách) đi nữa thì cũng là hành vi vong ân không thể chấp nhận đượcPhật giáo mặc dù lấy Pháp bảo làm nền tảng, phương pháp tu hành cũng từ Pháp bảo mà lưu xuất nhưng Pháp Bảo cũng từ Phật Bảo và Tăng bảo mà ra, do vậy Tam Bảo là ba yếu tố không thể tách rời nhau được.

Luận bàn rộng ra về câu hỏi: Tôi tin Phật, làm theo lời Phật dạy nhưng do công cuộc mưu sinh và tính chất công việc mà không quy y Tam Bảo được. 

Điều này cũng giống như có một người ngoại quốc yêu mến nền văn hóa và cảnh vật của Việt Nam rồi đến Việt Nam cư trú mà không chịu thay đổi quốc tịch vốn có của mình, mà lại tự xưng rằng tôi là người Việt Nam, thì họ có thể được người Việt Nam hoan nghinh nhưng sự thật thì họ vẫn chưa thể được công nhận là người Việt Nam thật sự. Cũng như vậy người không Quy Y Tam Bảo mà tự nhận mình là người tín đồ Phật giáo, mặc dù họ vẫn có thể nhận được một vài lợi ích nào đó nhưng nói cho cùng thì họ vẫn chưa được chư Phật ấn chứng là đệ tử của Phật. Đây không phải là sự chấp trước mà là thủ tục cần phải thực hiện khi vào cửa Phật. Cho nên trong kinh Phật dạy người đời tuy là làm thiện nhưng vẫn không diệt trừ được ác nghiệp của đời trước, chỉ có quy y với Tam Bảo mới có thể tiêu trừ được ác nghiệp của tiền kiếp.

Quy Y Tam Bảo vừa là nghi thức, vừa là nội tâm. Khi Quy Y Tam Bảo miệng phải đọc, thân phải lễ và tâm còn phải nghĩ nữa. Chủ yếu vẫn là từ nội tâm lãnh thọ giới pháp Quy Y gọi là giới thể. Giới thể cần phải do người đã Quy Y Tam Bảo tức là bậc Thầy xuất gia truyền trao. Đây chính là sự truyền thừa của hệ thống pháp phái. Là người phàm phu không thể nào không Thầy mà tự chứng. Cho nên không thọ Tam Quy Y mà muốn trở thành một tín đồ Phật giáo chân chánh là điều không thể có được. Nếu chỉ tin PhậtPháp mà không kính lễ chư Tăng thời đã hủy họai tính căn bản của Phật Pháp bởi vì Tam Bảo không thể tách rời. Do vậy người đã hủy hoại Phật Pháp thời không thể có được thiện quả, cho nên khi đã tín phụng Tam Bảo thì phải Quy Y Tam Bảo.

đã tín phụng Tam Bảo thì phải Quy Y Tam Bảo

Kinh QUY Y TAM BẢO bằng ngôn ngữ Pali

बुद्धं शरणं गच्छामि।
Buddham saranam gacchami
Con xin quy y nương tựa PHẬT

धर्मं शरणं गच्छामि।
Dhammam saranam gacchami
Con xin quy y nương tựa PHÁP

संघं शरणं गच्छामि।
Sangham saranam gacchami
Con xin quy y nương tựa TĂNG

Một Số Những Quan Niệm Sai Lầm Về Quy Y Tam Bảo

Lại có một số người tuy là chưa tin Phật nhưng có cảm tình đối với Phật giáo. Họ không muốn Quy Y Tam Bảo ngay, vì sợ rằng sau khi quy y họ sẽ bị nhiều ràng buộc. Cho nên họ thường có thái độ đứng ngoài để xem xét. Họ có quan niệm Quy Y Tam Bảo cũng như việc nam nữ kết hôn vậy, khi chưa hiểu rõ đối phương mà vội vàng kết hôn thời sẽ khổ cả đời.

Thật ra hai việc này hoàn toàn khác nhau. Cũng giống như chúng ta muốn học một nghề nào đó mà lại không muốn đầu sư (tìm thầy để học) thì làm sao có thể tinh thông nghề nghiệp được. Sự lợi ích của việc đầu sư chính là được tiếp nhận những kinh nghiệm và sở trường của vị Thầy được tích lũy qua nhiều thế hệ. Do vậy khi ta đầu sư cũng là được kế thừa những kinh nghiệm quý báu. Việc Quy Y Tam Bảo cũng vậy. Muốn hiểu rõ Phật Pháp thì phải bắt đầu từ việc Quy Y Tam Bảo, nếu chỉ đứng ngoài để quan sát mà mong được hiểu rõ thì chỉ là vọng tưởng và sai lầm của chính bản thân mình. Cửa Phật không phải là lao ngục mà là con đường giải thoát rộng lớn thênh thang. Phật giáo mong mỏi mọi người đều từ việc Quy Y Tam Bảo mà tiến vào con đường học đạo và được giải thoát. Nếu có người vì căn cơ thấp kém không muốn Quy Y hoặc theo đạo khác, hoặc không có niềm tin đối với bất kỳ tôn giáo nào, với những người này Phật giáo vẫn từ bi mở rộng cửa Thiền môn chờ đón họ như những người lãng tử trở về cố hương.

Do vậy chúng ta cần phải khuyên bảo mọi người trên thế gian quay về Quy Y Tam Bảo bất kể là người đã tin theo Phật hay chuẩn bị để tin theo Phật, hoặc giả là người đang đứng ngoài cửa Phật để quan sát ngó nhìn. Thậm chí là người theo tôn giáo khác, nếu họ muốn theo đạo Phật, chúng ta vẫn sẵn lòng mời họ dẹp bỏ đi những thành kiến cố hữu Quy Y Tam Bảo một lần. Họ sẽ thấy được lợi ích to lớn và sự tự do thật sự. Khi đã Quy Y Tam Bảo rồi trừ khi bị ma chướng che lấp chân tâm, nếu không thời sẽ chẳng bao giờ thối thất tâm mình đối với Tam Bảo.

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

() Buddham Sharanam Gacchami ()

 

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 04 năm 2024
24
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 4
Ngày Mậu Ngọ
Tháng Mậu Thìn
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
16
Tháng 03

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻