Vì Sao Đốt Vàng Mã Hoặc Giết Chúng Sinh Để Cúng Ông Bà Tổ Tiên Hoặc Năm Mới Là Hủ Tục Cần Bỏ?

❓❓ Hỏi: Tôi là người Phật tử, tôi thấy vào các ngày lễ có tục đốt vàng mã, giết mổ trâu bò, heo gà vịt v..vv… để cúng lễ cho ông bà hoặc năm mới. Như vậy có đúng hay không?

✍🏻 ✍🏻 Đáp: để trả lời câu hỏi này, Bích Toạ Đàm kính mời quý vị đồng đạo cùng chư thiện nam tín nữ hữu duyên cùng đọc qua bài luận bàn sau. 

Vì sao chúng ta lại có việc đốt vàng mã? Giết chúng sanh để dâng cúng?

HỦ TỤC ĐỐT VÀNG MÃ

Hủ tục đốt vàng mã KHÔNG PHẢI LÀ QUAN NIỆM CỦA ĐẠO PHẬT. Đây là hủ tục mê tín dị đoan xuất phát từ Trung Quốc. Dân tộc ta trải qua hằng ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ. Nên nhiều tập tục của họ đã lây nhiễm sang chúng ta. Bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có. Họ vừa truyền bá tập tục để mong đồng hóa được dân tộc ta, vừa có mục đích kinh doanh kiếm lợi.

Kinh dịch Nho giáo cho biết về thời thượng cổ người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách. Trải qua các triều đại, việc chôn cất và mai táng người chết có nhiều hình thức. Đáng kể nhất là đời nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) có một quy định khi họ chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.

Về sau tục lệ vô nhân đạo này đã được bãi bỏ để thay vào đó là Sô linh (người bện bằng cỏ). Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó, giẻ rách… Bắt đầu từ khi có giấy, ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng giấy thay cho đồ thật để đốt đi sau khi cúng kính.

Lúc đầu, việc sử dụng vàng mã chỉ áp dụng trong cung đình, chưa được phổ biến rộng rãi trong đại chúng. Đến triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) Phật giáo đang trong thời kỳ đạt thịnh. Lúc ấy có vị sư tên là Đạo Tăng nhân ngày rằm tháng Bảy (lễ hội Vu lan) muốn lôi kéo đại chúng về với Phật giáo bèn lợi dụng tục đốt vàng mã, tâu với vua Đạt Tôn rằng: “Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, vua Diêm Vương mở cửa xét tội phúc nên thông sức cho thiên hạ đến ngày ấy đốt cho thật nhiều vàng mã để kính biếu vong nhân”. Vua muốn được lòng dân nên thuận ý nghe theo.

Việc làm này đã trái ngược với triết thuyết của nhà Phật. Ý nghĩa ngày rằm tháng Bảy lễ hội Vu Lan đơn thuần chỉ là việc báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha qua chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nhưng lúc bấy giờ lòng dân mang đầy tính mê tín dị đoan, lại thêm có thông sức của vua Đạt Tôn truyền dụ nên đồng loạt thi nhau đốt vàng mã để kính biếu gia tiên, ngay cả hàng Phật tử cũng không ngoại lệ.

Xem bài viết Ý Nghĩa Thật Sự Của Ngày Vu Lan tại đây

vu lan báo hiếu
Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA NGÀY LỄ VU LAN

Việc đốt vàng mã trong ngày rằm tháng Bảy đã làm mất đi ý nghĩa chính đáng của lễ hội Vu Lan khiến cho chư Tăng phản ứng bài trừ, đồng thời có sự hậu thuẫn nhiệt tình của đa số quần chúng đã tỉnh ngộ. Chính điều ấy đã làm cho một số người chuyên sống về nghề vàng mã gần như thất nghiệp.

Dòng dõi của Vương DũVương Luân đã tìm cách phục hồi bằng lối mị dân. Ông cho một người giả bệnh rồi chết, sau đó lập tức được khâm liệm trong quan tài có lỗ thông hơi, bên trong để sẵn thức ăn nước uống rồi loan truyền tin tức rộng ra bên ngoài.

Giữa lúc bà con xóm làng đến viếng tang đông đúc, Vương Luân và một số đồng lõa đã vội vàng mang đến nhiều thứ vàng bạc, hình nhân bằng giấy giả cách bày đàn cúng lễ thiên, địa, nhân phủ. Mọi người bỗng thấy cỗ quan tài rung động, Vương Luân liền nhanh tay mở nắp ra thì người giả chết bên trong vừa lúc lò dò ngồi dậy như vừa mới thoát ra được khỏi cõi âm.

Việc làm xấu xa ấy đã gây nên sự mê tín dị đoan lan truyền ra khắp mọi người, ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng kéo dài cho mãi đến ngày nay. Sự thật chỉ là mánh khóe gian lận của con buôn, lợi dụng sự cả tin của đại chúng mà mưu cầu lợi ích riêng tư.

ĐỐT VÀNG MÃ LÀ HỦ TỤC LẠC HẬU CẦN BỎ

Như đã nói, dân tộc ta đã từng trải qua hằng ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ nên chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Quốc. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ bằng với mục đích mơ hồ không thực tế.

Hủ Tục Giết Chúng Sanh Để Dâng Cúng

Không phải mới đây mà chúng ta có hủ tục giết chúng sanh để tế cúng. Hủ tục lạc hậu này đã tồn tại từ rất lâu. Gần như là văn hoá dân gian của tất cả chúng ta. Nét văn hoá dân gian này bắt nguồn từ việc cầu mong mọi thứ được tốt đẹp. Chúng ta đã thờ rất nhiều đấng siêu nhiên để mong nhận được sự ban phúc từ họ. Và để trả lễ cho những gì ta mong cầu, thì ta phải dâng cúng lễ vật gọi là trả lễ. Trả lễ càng hậu, chúng ta càng tin rằng nhờ việc trả lễ đó mà mong cầu của ta đã được linh ứng.

Thêm nữa, trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Chúng ta giết chúng sanh để dâng cúng, trước vì tâm nhớ thương ông bà, nhớ món ăn ông bà thích mà dâng cúng để tỏ lòng thương nhớ tôn kính. Sau là văn hoá dân gian của chúng ta, chúng ta ăn gì, thì cúng cho ông bà tổ tiên như vậy.

Nhưng chúng ta là người tu tập theo Đạo Phật. Đạo Phật là đạo của Trí Tuệ và Tâm Từ Bi.

THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Chính vì vậy, chúng ta cần nhận thức được việc GIẾT CHÚNG SANH ĐỂ CÚNG TẾ VÀ ĐỐT VÀNG MÃ LÀ 2 HỦ TỤC MÀ NGƯỜI PHẬT TỬ KHÔNG ĐƯỢC LÀM. VÌ SAO VẬY?

  1. Khi chết linh hồn không có vật chất nên không thể dùng được vật chất.
  2. Vì người chết mà con cháu sát sinh để cúng, cả hai đều mang tội.
  3. Trời, Đất, Phật, Thánh, Thần là những bậc chân tu, đang ngự nơi tiên cảnh, không còn ở chốn nhân gian, sát sinh để tồn tại.
  4. Đốt vàng mã cho người chết là quá lạc hậu, hủ tục, gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn phòng cháy chữa cháy, cần phải loại bỏ.
  5. Con cháu cúng thì con cháu ăn chứ ai ăn đúng không ? Cúng bao nhiêu thì vẫn còn bấy nhiêu thôi đúng không?
  6. Đặt mâm cúng sát sinh lên bàn thờ chỉ là hủ tục lạc hậu, không mang giá trị văn hoá tâm linh, không làm cho con người giác ngộ, cần phải hủy bỏ.
  7. Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, sạch sẽ, không thể bày lên những thứ vật chất, sát sinh, làm ô uế chốn tâm linh của gia cảnh.
  8. Việc bày mâm cao, cỗ đầy lên bàn thờ cúng bái xong, đợi hết tuần nhang đem xuống ăn là mất vệ sinh, chưa kể bị ruồi nhặng bám vào, dễ gây bệnh đường ruột…
  9. Chúng ta cứ miệng thì A Di Đà Phật, cầu cho người chết vãng sanh nơi tiên cảnh, vậy mà cứ sát sinh, đốt vàng mã cúng bái cõi âm, thì chỉ có cúng cho âm binh nó nhận mà thôi

Cho nên chúng ta đừng vì lời khen tặng mà bán rẻ mình. Đừng vì lời vuốt ve của dòng họ, bạn bè, hàng xóm mà làm những việc không đáng.

Họ ăn rồi, họ đi về nhà họ, và người gánh tội là mình. Như thế không phải là quá dại dột sao?

Nén hương lòng của một người con biết tu hành là nén hương thơm thảo nhất. Con cái biết ơn sinh thành, biết phụng dưỡng cha mẹ, chị em trong gia đình biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè biết trân quý nhau, xã hội biết chia sẻ buồn vui, đó mới là cốt lõi của sự sống!

NGƯỜI PHẬT TỬ CÚNG TẠI GIA VỚI MÂM CƠM CHAY VÀ TỤNG KINH HỒI HƯỚNG CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

Một người có thắp bao nhiêu nén hương cho ông bà tổ tiên, có đốt bao nhiêu vàng mã đi chăng nữa, mà trong lòng đầy tham, sân si, thì cũng chỉ là giả dối, chỉ là che mắt thế gian mà thôi!

Chúng ta thích ăn thì ăn, chúng ta đừng biện lý do ngày giỗ bố giỗ mẹ giỗ ông giỗ bà, Tết nhất này kia mà biện hộ, mà giết chúng sinh đem cúng… Họ đang phải trả nghiệp còn chưa hết nay con cháu lại gửi thêm nghiệp nữa,…có phải là quá bất hiếu không?

Con người chúng ta vì phong tục tập quán mà không biết hậu quả của nó, cứ làm vậy… Đến khi tất cả nghiệp chướng, bệnh tật ùa về lại khóc than kêu trời, lại cúng bái kêu mời thần Phật phù hộ. Thật là tội chồng thêm tội. 

Bởi vậy mới có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả“.

Chúng ta tránh là tránh cái nhân, đừng tránh cái quả. Vì khi cái quả đã hiện diện rồi thì mọi thứ đã không thể cứu vãn được nữa.

Cho nên con người sống trong sự vô minh, không khai ngộ, không nhận thức được Minh Sư, là những người tận cùng của tội lỗi, tận cùng của đau khổ.

Khi xưa khi Đức Phật tại thế, Ngài bảo rằng, vô minh là vô đạo, chỉ có hướng Đạo mới lan toả tình yêu thương!

Để tu tập và hướng tới Đạo Giải Thoát, chúng sinh cần ghi nhớ ba điều sau:

  1. Giới: tức là giữ giới, không sát hại lẫn nhau, hãy yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp, tràn đầy niềm vui
  2. Định: khi không còn hận thù, tâm ta sẽ tĩnh lặng, khi thiền định, tuệ sẽ nở hoa, tâm khởi sẽ phát sinh nhiều điều tốt đẹp.
  3. Tuệ: là bạn đã giác ngộ hai điều trên !

GIẾT CHÚNG SINH, ĐỐT VÀNG MÃ ĐỂ CÚNG GIỖ ÔNG BÀ TỔ TIÊN HOẶC NĂM MỚI LÀ HỦ TỤC CẦN PHẢI HUỶ BỎ.

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Long Hoa Hội Di Lặc Tôn Phật 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát 🙏🏻

🙏🏻 Nam mô Đức Tông Sư Minh Trí 🙏🏻

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆

Khi xem và đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻

() Buddham Sharanam Gacchami ()

Thiện Hoá sưu tầm và tổng hợp-

Thiện Hóa
Thiện Hóa

Đời đạo hòa đồng tâm an lạc
Sắc không quy nhứt tánh viên minh

Bình Luận

Tháng 03 năm 2024
29
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Đinh Mão
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
20
Tháng 02

Về Bích Tọa Đàm

Chúng tôi, những thiện nam tín nữ với 1 lòng thành kính hướng về ngôi Tam bảo, xin được phép thành lập trang Bích Tọa Đàm để làm nơi chia sẻ những lời huyền ngọc, những kiến thức Phật học mà chúng tôi đã hữu duyên kiến huệ được. Nếu có sự trùng lặp hoặc chưa đúng. Rất mong được quý vị, chư đồng đạo hoan hỉ bỏ qua. Cùng nhau góp ý xây dựng để hoằng dương Phật pháp. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Muôn loài sớm thoát khỏi đường mê, quay về nẻo giác. Chúng sinh đồng thành Phật đạo.

 – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT –

Kết nối với chúng tôi

Bài viết gần đây

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Đăng kí nhận bài viết mới

Đăng kí nhận thông báo về các bài viết mới nhất của Bích Tọa Đàm. 

error: Nội dung được bảo vệ !!

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Hoan hỉ kính mời bạn cùng tham gia vào nhóm của BÍCH TOẠ ĐÀM trên Facebook để cùng nhau tinh tấn tu tập và trao đổi chánh Pháp.
🙏🏻Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻