Lá cờ Phật giáo có 5 năm màu gồm: Xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam. 5 màu này là biểu trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Đồng thời ý nghĩa các màu sắc cũng tương ứng, nêu biểu gắn với Ngũ Căn – Ngũ lực.
Ngũ Căn – Ngũ Lực là hai hành pháp thứ tư và thứ năm thuộc bảy hành phẩm trong 37 Phẩm Trợ Đạo (thuộc Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế). Ngũ Căn và Ngũ Lực ở đây thuộc nền tảng căn bản thúc đẩy để từ đó phát sinh ra kết quả tùy thuộc vào tác nhân tạo ra chúng hoặc thiện hoặc ác, hoặc tốt hoặc xấu. (Xem bài viết chi tiết về CĂN – NGŨ CĂN – NGŨ LỰC để rõ hơn)
Mỗi màu sắc có ý nghĩa, sự phân biệt khác nhau:
- Màu trắng: tượng trưng Tín Căn
- Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh Tấn Căn
- Màu vàng: tượng trưng cho Niệm Căn
- Màu xanh dương: tượng trưng cho Định Căn
- Màu da cam: tượng trưng Huệ Căn
Diệu Dụng Của Ngũ Căn Và Ngũ Lực
Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng (tín), tinh tấn thật hành chính pháp (tấn), hằng ghi nhớ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não (định), đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ Lực) do Ngũ Căn gây tạo. Với ngũ lực này, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện linh lợi, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Đích cuối cùng của người tu hành theo chính pháp tức là giải thoát, là thành Phật. Đến đích này, người ấy là ánh sáng của chúng sinh gieo mầm an lạc. Chính người mới có đủ thần lực, diệu dụng làm cho chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ.
TÌM HIỂU CHI TIẾT CĂN – NGŨ CĂN – NGŨ LỰC – NGŨ CĂN NGHIỆP TẠI ĐÂY