Lược Sử Đức Phật Đại Nhật Như Lai
Theo quan điểm Phật giáo Đại Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có ba thân. Ba thân đó chính là: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Đức Phật Thích Ca chính là vị Phật có thật trong lịch sử, đã đản sinh và nhập diệt tại Trái Đất. Đó chính là hóa thân của Ngài. Công đức vô lượng từ hằng hà sa số kiếp của Ngài chính là Báo thân. Trong khi đó, thân mà Đức Phật Thích Ca chứng ngộ gọi là Pháp thân, là Chân Như. Và pháp thân đó chính là ĐẠI NHẬT NHƯ LAI.
Ý nghĩa của Pháp thân này, vượt qua sự luận bàn của ngôn từ. Chỉ có thể chứng ngộ thành Phật mới có thể thấu hiểu được.
Diệu tướng thường thấy của Ngài
Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen. Sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra). Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.
Ngoài ra, hình tượng khác trong Mandala Garbhadhatu của Chân ngôn tông thì Ngài có màu vàng, có 4 mặt (tứ diện) và bắt ấn dhyana mudra với pháp luân xa bằng vàng trong tay.
Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.
Ngài là biểu hiện của Ánh Sáng Trí Tuệ chiếu soi diệt trừ Bóng Tối của Vô Minh. Trong Mandala (Mạn Đà La) của Mật Giáo thì Ngài Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là một trong năm vị Ngũ Trí Như Lai
Ngày Vía
Ngày 23/10 (âm lịch) hàng năm là ngày vía của Ngài.
Ngày Vía Phật chính là ngày sinh, ngày mất, ngày thành đạo,… của vị Phật đó. Theo quan niệm, mọi việc làm xấu trong những ngày này đều mang tội gấp hàng triệu lần, tương tự như vậy khi chúng ta làm việc tốt. Chính vì vậy, Phật tử trong những ngày này đều tích cực tu hành, làm việc thiện…
Ý Nghĩa Hồng Danh Của Ngài
Các Hồng Danh Của Ngài:
- Vairocana
- Tỳ Lô Giá Na Phật
- Tỳ Lư Giá Na
- Đại Nhật Như Lai Phật
- Biến Nhất Thiết Xứ
- Quang Minh Biến Chiếu
Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích: “Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối với mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong. Chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia. Lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu sáng. Huệ Nhật của Ngài không như thế. Trí huệ của Ngài chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”
Chân Ngôn Thần Chú Của Đức Phật Đại Nhật Như Lai
Mỗi vị Phật hay Bồ tát đều có rất nhiều thần chú để trì tụng. Tương tự như thế đối với thần chú của Đại Nhật Như Lai, người đầu tiên trong vũ trụ đạt giác ngộ hoàn toàn. Phải có một chúng sinh đầu tiên đạt được sự thức tỉnh hoàn hảo, và Đại Nhật Như Lai là tên mà hành giả Mật tông đặt cho người đã đạt được điều này.
Khi nhà hiền triết Phật giáo Long Thọ (Nagarjuna), người được coi là một vị Phật khác sau Phật Thích Ca Mâu Ni, lần đầu tiên phát triển trường phái bí truyền ở Ấn Độ, giáo lý của nó chủ yếu bao gồm các thần chú đặc biệt giúp hành giả nhanh chóng biến đổi cơ thể. Hỗ trợ việc “kích hoạt” kundalini (năng lượng cơ bản được cho là chạy dọc theo cột sống) và thanh lọc thân tâm.
Thần chú của Ngài đặc biệt mạnh mẽ trong việc mang lại một sự biến đổi và thanh lọc 4 yếu tố vĩ đại của cơ thể vật lý, và biến đổi 4 yếu tố thành nền tảng vững chắc cho việc tu luyện.
Câu thần chú ngắn
Ohm Ahh Be Lah Hung Kha
hoặc
Oṃ vairocana hūṃ
A vi ra hūṃ kha
Âm tiết “Ahh” trong câu thần chú này đại diện và tác động lên yếu tố trái đất trong cơ thể con người
Âm tiết “Bee” đại diện và biến đổi yếu tố nước
Âm tiết “Lah” đại diện và biến đổi yếu tố lửa của cơ thể
Âm tiết “Hung” đại diện cho yếu tố gió
Và “Kha” âm tiết đại diện cho sự trống rỗng.
Khi thực hành thần chú này, bạn đang làm việc để biến đổi tất cả các yếu tố vĩ đại của cơ thể con người, bao gồm chi (prana – năng lượng của sự sống vốn ở khắp nơi trong vũ trụ), kinh tuyến năng lượng (nadi hoặc mai), điểm sáng, luân xa, kundalini hay lửa tam muội.
Thần chú Kim Cương Giới
Thần chú Thai Tạng Giới
Thủ Ấn Của ĐẠI NHẬT NHƯ LAI
Thủ ấn là dấu hiệu, là cử chỉ của tay. Hay chính xác hơn là vị trí của ngón tay và bàn tay. Các Đức Phật thường sử dụng các thủ ấn với một tư thế tay đặc biệt. Vừa là một cử chỉ của tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của Phật tính. Trong Phật giáo Đại Thừa, các thủ ấn đều có ý nghĩa đặc biệt. (đối lập với thủ ấn là khế ấn – tức các tư thế như cầm ngọc, tọa thiền..)
Đức Phật Đại Nhật Như Lai cũng có thủ ấn riêng của Ngài.
Cách Kết Thủ Ấn Của Đại Nhật Như Lai
Thần chú Đại Nhật Như Lai
====================================
NIỆM PHẬT LÀ NHÂN – THÀNH PHẬT LÀ QUẢ
====================================
🙏🏻 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
🙏🏻 NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
🙏🏻 NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
🙏🏻 NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ DI LẶC TÔN PHẬT
🙏🏻 NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
🙏🏻 NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
🙏🏻 NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
🙏🏻 NAM MÔ KÍNH ĐỨC TÔNG SƯ MINH TRÍ TÁC ĐẠI CHỨNG MINH
☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆
Khi xem và đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của Pháp Bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ Ta Bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y Tam Bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo.
Xin Thường Niệm
🙏🏻 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🏻
(卍) Buddham Sharanam Gacchami (卍)
(卍) Dhammam Saranam Gacchami (卍)
(卍) Sangham Saranam Gacchami (卍)